Hồ sơ hoạt động ngầm của CHDCND Triều Tiên

29/06/2013 14:30 GMT+7

(TNO) Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc vào đầu tuần này đã thúc giục các quốc gia mà CHDCND Triều Tiên đặt cơ sở ngoại giao hãy cảnh giác với những hoạt động bí mật liên quan đến vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

(TNO) Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc vào đầu tuần này đã thúc giục các quốc gia mà CHDCND Triều Tiên đặt cơ sở ngoại giao hãy cảnh giác với những hoạt động bí mật liên quan đến vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

>> Hàn Quốc bắt gián điệp Triều Tiên
>> Ukraine xử tù 2 gián điệp Triều Tiên
>> Hàn Quốc bắt một nữ gián điệp Triều Tiên
>> Tấn công mạng bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên
>> Trung - Hàn nhất trí phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên

“Các quốc gia có đại sứ quán, phái bộ thường trực hoặc văn phòng đại diện thương mại của CHDCND Triều Tiên hãy đặc biệt cảnh giác với các nhà ngoại giao và quan chức nước này”, theo báo cáo thường niên của các chuyên gia thuộc Ủy ban Trừng phạt CHDCND Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Báo cáo công bố hôm 25.6 đề cập đến những hoạt động thu thập thông tin mật và hoạt động ngoài khuôn khổ ngoại giao của các quan chức CHDCND Triều Tiên tại các nước như Ukraine, Áo và CHDCND Triều Tiên, theo Kyodo News.

Thông tin được nhà chức trách ở Ukraine và Belarus cung cấp cáo buộc hai đại diện của CHDCND Triều Tiên tại văn phòng thương mại ở Belarus đã đến Ukraine vào năm 2011, nơi họ tiếp cận một nhân viên về hưu của nhà máy cơ khí Yuzhnu để thu thập các tài liệu mật ở đây.

Ukraine đã kết án hai điệp viên CHDCND Triều Tiên 8 năm tù giam vào tháng 7.2012, đồng thời công bố một đoạn băng video ghi lại hoạt động gián điệp của hai người này.

Hồ sơ gián điệp của Bình Nhưỡng

Theo nhận định của tạp chí Kanwa Asian Defence, sau khi phân tích đoạn băng video nói trên, thì những nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có tầm bắn đến lãnh thổ Mỹ của CHDCND Triều Tiên là có thật chứ không phải chỉ là tuyên truyền.

Các cảnh quay cho thấy vào một ngày mùa hè năm 2011, một nhà ngoại giao CHDCND Triều Tiên ở Belarus đã đến thành phố Dnipropetrovsk và gặp một công dân CHDCND Triều Tiên khác đang sinh sống ở Ukraine vào thời điểm đó.

Hồ sơ hoạt động ngầm của CHDCND Triều Tiên
 Tên lửa CHDCND Triều Tiên trong một cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng - Ảnh: AFP

Hai người này đã đi đến Quảng trường Lenin nằm gần nhà máy cơ khí Yuzhnu mỗi ngày và trò chuyện với các nhân viên về hưu của nhà máy. Yuzhnu, trên thực tế là nhà máy lắp ráp tổng hợp các hệ thống ICBM lớn như SS-18 và SS-24 thời Liên Xô cũ.

Ngay từ đầu, các đặc vụ của Cục An ninh Quốc gia Ukraine đã bám sát hai công dân Triều Tiên nói trên. Điều này chứng tỏ sau khi Liên Xô sụp đổ, các cơ quan tình báo của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) có thể đã thiết lập quan hệ hợp tác về hoạt động tình báo và phản gián. Vì vậy, sau khi nhà ngoại giao Triều Tiên ở Belarus nhập cảnh vào Ukraine, nhà chức trách tại đây đã nhận được báo cáo, có thể là từ Minsk hoặc Moscow.

 

Tạp chí Kanwa Asian Defence dẫn lời một vị đại tá về hưu thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Ukraine cho biết, sau khi Liên Xô sụp đổ, có khá nhiều sĩ quan quân đội Trung Quốc đã đến tham quan địa điểm phóng tên lửa SS-24 cũng như chụp ảnh và quay phim địa điểm này.

Hai công dân Triều Tiên nói trên đã tìm ra các nhân viên về hưu của nhà máy sản xuất tên lửa. Nhà máy này không còn sản xuất bất kỳ tên lửa hạt nhân nào nhưng vẫn lưu giữ một số lượng lớn các đồ án thiết kế và tài liệu về ICBM. Các nhân viên về hưu tại đây vốn cũng là đối tượng thâm nhập chính của Trung Quốc.

Tạp chí Kanwa Asian Defence dẫn lời một vị đại tá về hưu thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Ukraine cho biết, sau khi Liên Xô sụp đổ, có khá nhiều sĩ quan quân đội Trung Quốc đã đến tham quan địa điểm phóng tên lửa SS-24 cũng như chụp ảnh và quay phim địa điểm này.

Hai điệp viên Triều Tiên đã yêu cầu một nhân viên về hưu giới thiệu về hoạt động thiết kế tên lửa tại nhà máy và đã thu thập được những thông tin cần thiết. Sau khi gặp người nhân viên này, họ nhận được 3.000 USD và được yêu cầu cung cấp thông tin về chi tiết đồ án thiết kế động cơ nhiên liệu lỏng của tên lửa ICBM SS-18. Đây là lần đầu tiên hai người làm việc với nhau và cả hai đã có một số mâu thuẫn.

Những chi tiết này cho thấy rõ ràng ngân sách của Triều Tiên dành cho hoạt động thu thập thông tin tình báo không còn dồi dào như trước. Trong quá khứ, ngân sách hoạt động ở châu u của Kim Hyun-hee (là đặc vụ Triều Tiên chịu trách nhiệm đánh bom chuyến bay 858 của hãng hàng không Korean Air vào năm 1987) trong thời gian tham gia các "chuyến đào tạo gián điệp" là hơn 10.000 USD mỗi lần.

Cuối cùng, kỹ sư về hưu người Ukraine đã đồng ý cung cấp đồ án thiết kế, nhưng ngay sau đó đã báo cho Cục An ninh quốc gia.

Theo thỏa thuận với người kỹ sư, hai công dân Triều Tiên đã đến "ngôi nhà an toàn" do người kỹ sư chỉ định, và đã bị bắt tại hiện trường khi đang chụp ảnh các "tài liệu mật" bằng máy ảnh kỹ thuật số.

Vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc

Thực tế, sự quan tâm trực tiếp đến công nghệ và nhiên liệu động cơ ICBM SS-18 của các điệp viên Triều Tiên không lọt ra khỏi tầm ngắm của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc.

 

Trái với những năm trước, năm nay, Trung Quốc đã không phản đối báo cáo mới nhất của nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc, theo Kyodo News.

Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cũng dẫn ra các hoạt động của Yun Ho-jin, đại diện của Bình Nhưỡng tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ở Vienna (Áo) từ năm 1993 đến 1998. Ông Yun Ho-jin bị cáo buộc “điều hành một mạng lưới thu thập trái phép và thực hiện các hoạt động trái phép và tội phạm ngoài khuôn khổ tòa đại sứ ở Vienna”. Năm 2009, ông này đã bị đưa vào danh sách cấm đi lại và phong tỏa tài sản.

Tại Congo, một nhà ngoại giao và một đại tá quân đội CHDCND Triều Tiên cũng được tường thuật dính líu đến việc tân trang trái phép các xe thiết giáp và khí tài quân sự khác, đồng thời sử dụng các tài khoản ngoại giao để thực hiện việc này.

Nhóm chuyên gia nói trên bao gồm những người thuộc các quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ - và hai đại diện của Nhật, Hàn Quốc.

Trái với những năm trước, Trung Quốc đã không phản đối báo cáo mới nhất của nhóm chuyên gia này trong năm nay, theo Kyodo News.

Các hành động nói trên đã vi phạm các nghị quyết trước đây của Liên Hiệp Quốc, được áp đặt sau vụ thử hạt nhân năm 2006 của Bình Nhưỡng.

“Việc sử dụng hộ chiếu ngoại giao của các công dân CHDCND Triều Tiên tham gia các hoạt động trái phép hoặc khả nghi cũng đáng chú ý”, báo cáo viết.

Nguyên Giang

>> Tình báo Anh nghe lén cả điện thoại quan chức G20
>> Tình báo Israel: Iran muốn chế tạo 30 quả bom/năm
>> Tin tặc Trung Quốc bị tố đánh cắp thiết kế trụ sở tình báo Úc
>> Vụ chặt đầu binh sĩ Anh ở London: Tình báo Anh từng muốn tuyển mộ nghi phạm
>> Cơ quan tình báo Hàn Quốc bị khám xét
>> Tình báo Anh ám hại cố Thủ tướng Congo Patrice Lumumba
>> Tình báo Mỹ hỗ trợ vũ khí cho phe đối lập Syria
>> CIA "cung cấp thông tin tình báo" cho phe nổi dậy Syria?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.