Những vùng do Trung Quốc thiết lập bị phản đối

03/12/2013 16:47 GMT+7

(TNO) Trong gần hai thập niên qua, Trung Quốc đã thiết lập hoặc khoanh nhiều vùng trên không, trên biển, khiến các nước láng giếng phản đổi và nhiều quốc gia khác quan ngại. Thanh Niên Online điểm lại những lần Trung Quốc lập ra các khu vực gây tranh cãi.

(TNO) Trong gần hai thập niên qua, Trung Quốc đã thiết lập hoặc khoanh nhiều vùng trên không, trên biển, khiến các nước láng giếng phản đổi và nhiều quốc gia khác quan ngại. Thanh Niên Online điểm lại những lần Trung Quốc lập ra các khu vực gây tranh cãi.

Những vùng do Trung Quốc thiết lập bị phản đối 1
Khu vực cấm đánh bắt thường niên ở biển Đông do Trung Quốc đơn phương áp đặt - Đồ họa: Du Sơn

Ngày 5.3.1999: Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt ở biển Đông từ ngày 1.6 đến ngày 31.7 mỗi năm để bảo vệ cái gọi là nguồn tài nguyên biển và duy trì việc đánh bắt hợp lý.

Tuy nhiên, lệnh cấm đơn phương này được tính từ vĩ tuyến 12 kéo lên đến ranh giới biển giữa tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến của Trung Quốc, bao gồm cả một số vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa và bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc đang có tranh chấp với Philippines.

Đến năm 2009, Trung Quốc kéo dài lệnh cấm đánh bắt trên thêm nửa tháng, từ ngày 16.5 đến 1.8 mỗi năm. Việt Nam và Philippines đã cực lực phản đối lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc.

Ngày 7.5.2009: Chính phủ Trung Quốc chính thức trình Ủy ban Liên Hiệp Quốc về giới hạn thềm lục địa bản đồ của nước này chứa đường chín đoạn (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”). Đường lưỡi bò ôm gần trọn biển Đông, không những bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, mà còn vi phạm khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia khác trong khu vực.

Việt Nam và Philippines cùng một số nước trong khu vực đã cực lực phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ngay cả Indonesia vốn không có tham gia tranh chấp chủ quyền ở biển Đông cũng lên tiếng phản đối.

Những vùng do Trung Quốc thiết lập bị phản đối 2
Đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc - Ảnh: CIA World Factbook

Ngày 24.7.2012: Trung Quốc chính thức thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp để tự cho mình có quyền quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Từ đó, Trung Quốc đưa quân đồn trú và không ngừng xây dựng cơ sở hạ tầng tại “thành phố Tam Sa”, phần lớn được xây tại đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, nơi Trung Quốc ngang nhiên đặt làm trụ sở của “chính quyền Tam Sa”.

Tất nhiên, hành động này của Trung Quốc bị Việt Nam và một số nước có tranh chấp ở biển Đông cực lực phản đối. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã lên tiếng quan ngại về động thái “đơn phương” này của Trung Quốc.

Những vùng do Trung Quốc thiết lập bị phản đối 3
Trụ sở “chính quyền thành phố Tam Sa” phi pháp ở đảo Phú Lâm - Ảnh: AFP

Ngày 23.11.2013: Trung Quốc tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông (ECSADIZ), chồng lấn với vùng tương tự của Nhật và không phận quần đảo tranh chấp hai bên Senkaku/Điếu Ngư.

ECSADIZ còn chồng lấn với vùng tương tự của Hàn Quốc và bao gồm vùng trời trên bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu mà hai nước đang có tranh chấp.

Không chỉ có Nhật, Hàn và Mỹ không công nhận ECSADIZ mà cả Úc và Liên minh Châu u cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về động thái mới của Trung Quốc.

Những vùng do Trung Quốc thiết lập bị phản đối 4
Bản đồ Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông do Trung Quốc lập gây tranh cãi - Đồ họa: Sơn Duân

Văn Khoa
(tổng hợp)

>> Bản đồ Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam
>> Chia sẻ bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
>> Bản đồ Trung Quốc biến không thành có
>> Chứng cứ pháp lý từ một tấm bản đồ Trung Quốc
>> Hiến bản đồ Trung Quốc cho Bảo tàng Lịch sử
>> Trung Quốc chuẩn bị chiếm bãi cạn Scarborough ở biển Đông ?
>> Philippines, Mỹ tập trận tấn công đổ bộ gần bãi cạn Scarborough
>> Trung Quốc định đưa thủy phi cơ tới 'TP.Tam Sa

>> Trung Quốc ngang nhiên cấp chứng minh nhân dân ở 'Tam Sa
>> Trung Quốc đề cao việc lập "TP.Tam Sa" phi pháp
>> Phó tổng thống Mỹ 'quan ngại sâu sắc' về vùng phòng không Trung Quốc
>> Vùng phòng không mới của Trung Quốc: Mỹ 'vừa đấm vừa xoa
>> Chặn đứng khách Trung Quốc đưa 'đường lưỡi bò' vào Việt Nam
>> Không tòa án nào công nhận “đường lưỡi bò”

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.