Người đứng đầu bệnh viện vô can?

30/06/2015 09:08 GMT+7

Nếu bác sĩ H. bị kỷ luật nặng như vậy thì rõ ràng Giám đốc bệnh viện Lâm Thao - Phú Thọ cũng phải chịu hình thức kỷ luật với trách nhiệm là người đứng đầu đơn vị.

Quyền càng cao thì trách nhiệm càng lớn, trong một cơ quan, đơn vị cũng vậy. Nếu bác sĩ H. bị kỷ luật nặng như vậy thì rõ ràng Giám đốc bệnh viện Lâm Thao - Phú Thọ cũng phải chịu hình thức kỷ luật với trách nhiệm là người đứng đầu đơn vị.

Đã có nhiều luồng dư luận khác nhau về việc bác sĩ để chân lên giường bệnh
 - Ảnh chụp màn hình facebook
Mấy ngày nay, những thông tin về việc bác sĩ H. gác chân lên giường bệnh phải từ chức được dư luận bàn tán nhiều. Mới đầu là về hành vi để chân lên giường bệnh nhân của bác sĩ, nhưng nay bức xúc lại ngả sang việc bệnh viện Lâm Thao (Phú Thọ) đã kỷ luật quá nặng đối với bác sĩ H. và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị này.
Người dân bàn tán, phản biện và rồi kết luận bằng những câu hỏi: Cứ cho rằng hành vi đó không văn hóa thì cũng có cần phải dùng “dao trâu để mổ gà” như thế? Bác sĩ H. từ chức cũng là hành vi có văn hóa chứ? Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế như thế nào ? v..v…
Một lãnh đạo Sở Y tế Phú Thọ nói về việc kỷ luật bác sĩ H: “Nếu như bỏ qua thì ngành y tế Phú Thọ sẽ mất uy tín, ai sẽ đến để khám bệnh. Không có người bệnh thì không có thu nhập, gần 5.000 cán bộ ngành y tế Phú Thọ sẽ trông vào ai? Do đó, tôi phải xử lý nghiêm”.
Hành động ấy chẳng làm cho ngành y tế Phụ Thọ đẹp hơn, uy tín hơn. Nhìn đúng việc, xử lý công bằng mới lấy được chữ “tâm phục, khẩu phục”, mới không tạo ra dư luận ngược, mới không gây lãng phí nhân sự.
Người Việt nam thường có những thói quen không đẹp như ngồi trước mặt khách thường rung đùi, gác chân lên ghế… Nhưng tất cả những điều này cũng còn tùy vào cách nhìn, thời điểm mà quy về mức độ nghiêm trọng. Hành động của bác sĩ H cũng chỉ là một thói quen nên điều chỉnh hoặc nhắc nhở trong đơn vị.
Có vẻ như thời gian qua do có nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra trong ngành y tế cả nước nên khi xuất hiện hình ảnh không đẹp của bác sĩ trên các phương tiện truyền thông, bệnh viện Lâm Thao, ngành y tế tỉnh Phú Thọ bị giật mình và không cần biết mức độ liền mang ra “trảm” luôn .
Một lãnh đạo Sở Y tế Phú Thọ nói về việc kỷ luật bác sĩ H: “Nếu như bỏ qua thì ngành y tế Phú Thọ sẽ mất uy tín, ai sẽ đến để khám bệnh. Không có người bệnh thì không có thu nhập, gần 5.000 cán bộ ngành y tế Phú Thọ sẽ trông vào ai? Do đó, tôi phải xử lý nghiêm”.
Hành động ấy chẳng làm cho ngành y tế Phụ Thọ đẹp hơn, uy tín hơn. Nhìn đúng việc, xử lý công bằng mới lấy được chữ “tâm phục, khẩu phục”, mới không tạo ra dư luận ngược, mới không gây lãng phí nhân sự.
Tôi đưa vấn đề bác sĩ H. ra nói chuyện với một nhóm cán bộ hưu trí, thật bất ngờ là không có ý kiến nào ủng hộ quyết định của bệnh viện Lâm Thao. Không những thế, còn có ý kiến: Sao chỉ kỷ luật bác sĩ H., còn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan này là gì?
Đúng vậy, bà Giám đốc bệnh viện Đa khoa Lâm Thao đã nói đến 12 điều y đức mà Bộ Y tế quy định. Chúng tôi cũng đọc được trong “Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức ngành y tế, phần nói về trách nhiệm của người đứng đầu”. Trong phần cuối cùng của Thông tư 07/2014/TT-BYT có ghi rõ trách nhiệm của người đứng đầu: Nếu để xảy ra tình trạng vi phạm Quy tắc ứng xử tại cơ sở sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Quyền càng cao thì trách nhiệm càng lớn, trong một cơ quan, đơn vị cũng vậy. Nếu bác sĩ H. bị kỷ luật nặng như vậy thì rõ ràng Giám đốc bệnh viện Lâm Thao - Phú Thọ cũng phải chịu hình thức kỷ luật với trách nhiệm là người đứng đầu đơn vị.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.