Bác sĩ đặt chân lên giường bệnh và 'nhà phê bình' trên mạng

25/06/2015 12:02 GMT+7

Tôi thấy thương anh bác sĩ khi bị chụp lén hình ảnh đưa lên mạng xã hội với một chân để trên giường bệnh. Nhưng tôi còn thương cái người chụp hình rồi đăng lên với một dòng trạng thái đầy hả hê và đầy cay nghiệt, cứ như thể mình vừa lập chiến công hiển hách...

Tôi thấy thương anh bác sĩ khi bị chụp lén hình ảnh đưa lên mạng xã hội với một chân để trên giường bệnh. Nhưng tôi còn thương cái người chụp hình rồi đăng lên với một dòng trạng thái đầy hả hê và đầy cay nghiệt, cứ như thể mình vừa lập chiến công hiển hách...

Tôi thấy thương anh bác sĩ khi bị chụp lén hình ảnh đưa lên mạng xã hội với một chân để trên giường bệnh. Nhưng tôi còn thương cái người chụp hình rồi đăng lên với một dòng trạng thái đầy hả hê và đầy cay nghiệt, cứ như thể mình vừa lập chiến công hiển hách...

Bác sĩ bị chụp lén hình ảnh đưa lên mạng xã hội với một chân để trên giường bệnh - Ảnh chụp từ facebook
Chưa bao giờ thông tin đến với mắt người đọc nhanh như bây giờ. Đến nỗi, những trang tin lớn muốn đưa tin nhanh cũng dựa một phần vào việc cung cấp thông tin của bạn đọc. Cũng chưa bao giờ người ta có thể “xuất bản” một cái tin dễ dàng như bây giờ, dù cái tin ấy có nhảm nhí, có phiến diện, có tào lao hoặc chưa được kiểm chứng đúng sai vẫn được lan truyền với tốc độ nhanh như gõ phím và nhấp chuột. 
“Nhà báo công dân” ở khắp mọi nơi
Tôi thấy thương cho anh bác sĩ khi bị chụp lén hình ảnh đưa lên mạng xã hội với một chân để trên giường bệnh. Nhưng tôi còn thương cái người chụp hình rồi đăng lên với một dòng trạng thái đầy hả hê và đầy cay nghiệt, cứ như thể mình vừa lập chiến công hiển hách, tôi thương cho cái tâm hồn èo uột đó. Còn gì trái ngang hơn khi bị bệnh phải nhờ bác sĩ cứu giúp nhưng lại ghét bác sĩ.
Hãy nhìn xung quanh xem, chúng ta có thấy bóng dáng những “nhà báo công dân” không? Họ lăm lăm cái smartphone trong tay dí vào mặt cảnh sát giao thông, xộc vào những cơ sở sản xuất, bật lên khi cãi nhau với cơ quan công quyền, khi cãi nhau với cô giáo của con mình… và tất nhiên là họ chẳng biết một chút gì về quy tắc hay quy trình tác nghiệp báo chí ra sao. Những “nhà báo công dân” rởm chỉ suy nghĩ một điều, “tao sẽ đưa lên mạng cho mày chết”. Cái điện thoại ngoài chức năng gọi cho “anh năm, bác ba”, giờ nó còn là “công cụ tác nghiệp”.
Facebook trở thành một nơi có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, những “cơn bão truyền thông” luôn có xu hướng bắt đầu ở nơi đây và đến từ những “nhà báo công dân” tung tin kiểu như thế. Những lời khen ngợi một chiều, những lượt like, những lượt share khiến cho người đăng bài sung sướng, khiến cho họ tự tin và mê đắm về một quyền lực ảo. Họ cũng có lúc nói sai, thông tin sai, nhưng nếu cần thì lấp liếm, không thì xóa đi, trang cá nhân, chia sẻ cá nhân mà, ai biểu tin ráng chịu.
“Nhà phê bình” trên mạng xã hội
Tôi lại thương cô bé 15 tuổi phải tự tử sau khi đọc được những dòng dè bỉu, chà đạp về đạo đức, về lối sống, với một cái clip do bạn trai đưa lên mạng xã hội. Tôi không hiểu cô bé đã làm sai gì mà phải chịu những lời bình luận ác ý như thế, hay họ nghĩ yêu nhau là sai. Và cái chết của cô bé có một phần bắt nguồn từ những “nhà phê bình” vô tình, vô tâm nhưng hữu ý kia.
Anh bác sĩ đã phải từ chức vì áp lực của đám đông các “nhà phê bình” trên mạng xã hội, dù chắc chắn là trong điều lệ bệnh viện không có điều nào bắt phải từ chức vì “gác chân thoải mái trên giường bệnh nhân”. Gác chân là sai nhưng đến mức phải nghỉ việc thì bất công cho anh quá. Vậy là một người nữa phải ra đường, vậy là một bệnh viện mất đi một bác sĩ. Những nhà phê bình chắc khi “ném đá” anh có lẽ không nghĩ đến điều này, chắc giờ này họ đang ân hận lắm, nhưng biết sao được, thân làm “nhà phê bình” phải buông lời “vàng ngọc” khi hữu sự chứ.
Nhưng những nhà phê bình a dua rất đông và hung hãn kia lại rất ít khi tôn vinh những chuyện tốt đẹp, họ thích soi mói, chê bai, sỉ nhục, mắng chửi tất thảy hơn, có lúc chính họ cũng không biết mình chửi đúng hay sai, chửi cho tốt hay chửi cho chết.
Hãy là một “nhà báo công dân” và “nhà phê bình” có tâm
Đôi khi với một mục đích tốt, mục đích sáng thì sự việc sẽ khác đi rất nhiều. Xã hội luôn cần những “nhà báo công dân” đích thực để phản ánh những việc chưa được, chưa đẹp và mạng xã hội luôn cần những nhà phê bình mạnh mẽ để chỉ ra những thiếu sót. Nhưng xin hãy gắn một chữ tâm vào trước khi bắt đầu một câu chuyện hoặc một câu chửi nào đó, rất cần, cần lắm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.