Quan chức Nga liên tiếp cảnh báo phương Tây 'can dự trực tiếp' vào xung đột Ukraine

Quan chức Nga liên tiếp cảnh báo phương Tây 'can dự trực tiếp' vào xung đột Ukraine

Trúc Huỳnh
Trúc Huỳnh: biên tập + dựng + voice
04/03/2023 19:16 GMT+7

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết sau cuộc tấn công vào vùng Bryansk rằng việc đào tạo binh sĩ Ukraine về vũ khí phương Tây là đủ điều kiện cho thấy phương Tây đang tham gia vào xung đột.

Theo cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm 2.3, việc quân đội Canada và Đức huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng xe tăng Leopard là đủ để xem là can dự vào xung đột, nhưng nếu huấn luyện lái chiến đấu cơ thì sẽ đồng nghĩa với "sự xâm nhập trực tiếp".

Ông Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cảnh báo Mỹ và các đồng minh rằng họ có thể bị coi là bên tham gia cuộc xung đột "nếu ngoài việc cung cấp vũ khí, họ còn đào tạo binh sĩ vận hành chúng", trích dẫn các tiền lệ pháp lý từ đầu thế kỷ 20.

Viết trên Telegram, ông Medvedev nói tiền lệ này áp dụng với việc huấn luyện xe tăng trên lãnh thổ EU, nhưng nếu mở rộng sang các máy bay chiến đấu tại Ba Lan thì Moscow sẽ xem đó là "xâm nhập trực tiếp vào cuộc chiến chống lại Nga, với tất cả những hậu quả kéo theo".

Liên quan đến căng thẳng giữa Nga và phương Tây, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 2.3 cũng cảnh báo những nỗ lực của Washington nhằm hỗ trợ Kyiv có khả năng gây ra một cuộc đối đầu hạt nhân trực tiếp.

Quan chức Nga liên tiếp cảnh báo phương Tây về hỗ trợ Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và Tổng thống Latvia Egils Levits bắt tay trong một cuộc họp báo chung ở Lviv (Ukraine), ngày 3.3.2023

REUTERS

Phát biểu bên lề Hội nghị Geneva về Giải trừ quân bị, ông Ryabkov nói "mối đe dọa chiến lược nghiêm trọng nhất" đang đến từ các chính sách của Mỹ và NATO nhằm "thổi bùng thêm xung đột ở Ukraine và [căng thẳng] xung quanh nó".

Nhà ngoại giao Nga cảnh báo rằng "sự can dự ngày càng tăng" của Mỹ và NATO trong cuộc xung đột ở Ukraine "càng làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân với những hậu quả thảm khốc".

Nga đang phát triển chiến lược hạt nhân mới để đối phó Mỹ?

Ông Ryabkov cho biết Moscow đã cảnh báo các nước phương Tây về những rủi ro này nhưng những cảnh báo của họ "đang bị xuyên tạc vì mục đích tuyên truyền" và cố tình diễn giải sai. Ông tiếp tục nói thêm rằng những chính sách như vậy mâu thuẫn với tuyên bố của các quốc gia hạt nhân rằng không bao giờ nên tiến hành một cuộc xung đột hạt nhân.

Bình luận của ông được đưa ra sau khi Tổng thống Putin tuyên bố trong tháng trước rằng Moscow sẽ đình chỉ việc tham gia hiệp ước New START, thỏa thuận hạt nhân cuối cùng còn lại giữa Nga và Mỹ, đặt ra những hạn chế đối với số lượng thiết bị hạt nhân được hai bên triển khai xung quanh thế giới.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.