Sau bão, miền Trung lo mưa lớn, lũ về

01/10/2013 08:06 GMT+7

* Nguy cơ tràn đập, vỡ hồ chứa

(TNO) Sức hủy diệt của bão số 10 (tương đương bão Xangsane đổ bộ vào Đà Nẵng đầu tháng 10.2006) khiến cho khúc ruột miền Trung bị tàn phá nặng nề. Không những thế, dự báo về đợt mưa diện rộng sau bão nhiều khả năng sẽ làm các hồ chứa nước miền Trung mất an toàn...

Bão số 10 đi qua, mưa tới: Thử thách miền Trung
Bão số 10 tàn phá Quảng Bình vào hôm qua 30.9

Video clip: Hoạt động tàn phá của bão số 10 (Bản tin lúc 19 giờ ngày 30.9.2013 của VTV)

Trả lời Thanh Niên Online, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, nhận định mưa lớn sau bão thực sự là thử thách lớn đến khả năng tích nước, đe dọa mất an toàn ở các công trình hồ chứa nước khu vực miền Trung.

Thưa ông, ngay sau bão số 10 đổ bộ, diễn biến mưa bão ở miền Trung diễn ra như thế nào?

- Ông Bùi Minh Tăng: Sau khi bão số 10 đổ bộ, mưa sẽ không nhiều lắm. Mưa ở các tỉnh miền Trung chỉ rả rích kéo dài đến hết đêm 30.9. Đến sáng nay (1.10) thì tạm ngớt khi tàn dư cơn bão ra khỏi nước ta.

Tuy nhiên, bắt đầu chiều nay, mưa sẽ trở lại do dải nhiệt đới thiết lập lại qua Trung Trung bộ. Dải nhiệt đới này tác động sẽ khiến các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và Nam bộ có mưa. Mưa không dồn dập như trong bão nhưng sẽ từng cơn một, nơi ít nhất có lượng mưa 30 - 40 mm, mưa nhiều nhất lên đến 100 mm.

Bão số 10 đi qua, mưa tới: Thử thách miền Trung 1
Nhiều tỉnh miền Trung thiệt hại nặng nề sau bão số 10

* Theo ông, các địa phương bị ảnh hưởng cần chú ý gì để tránh thiệt hại người và của?

- Đợt mưa này sẽ làm lũ trên các sông, suối ở miền Trung dâng lên trở lại. Mưa trên diện rộng có thể dự báo được nhưng định lượng ra sao thì rất khó nên cần đề phòng hiện tượng lũ quét, sạt lở đất ở miền núi.

Hiện tượng này cũng không dự báo trước được, chỉ có người dân, chính quyền địa phương ấy mới rõ. Qua kinh nghiệm, họ biết vùng nào có nguy cơ cao về sạt lở đất, hay lũ quét để sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, cũng như ngăn chặn không cho phương tiện qua lại.

Ở khu vực miền núi, cần đặc biệt đề phòng lũ quét. Người dân vẫn có tâm lý chủ quan khi đi qua các ngầm, suối trong mùa lũ. Bình thường thì ngầm khô, suối cạn nhưng mưa như trong những ngày vừa qua khiến lũ có thể ập về bất ngờ. Ở các ngầm, suối có nhiều người và phương tiện qua lại, chính quyền nên có biện pháp cảnh báo người dân đảm bảo an toàn.

* Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư có thống kê, trong bão số 10, từ Thanh Hóa trở vào Thừa Thiên-Huế đang có 27 hồ chứa xung yếu. Đợt mưa này liệu có đủ sức uy hiếp hay đe dọa các công trình này không?

- Còn tùy thuộc vào lượng nước chảy về trong các hồ này với lưu lượng bao nhiêu. Trong điều kiện các hồ này đã đầy nước theo công suất thiết kế, lại đang xung yếu, mất an toàn thì nhìn chung với lưu lượng mưa từ 50 mm trở lên thực sự là thử thách lớn, gây áp lực không nhỏ đến các công trình này, cần có sự chuẩn bị tốt, phương án xử lý đề phòng các sự cố tràn, vỡ hồ chứa.

* Xin cám ơn ông!

Hoàng Phan (ghi)
Ảnh: Trương Quang Nam

>> Bão số 10: Quảng Trị khẩn trương phòng chống bão
>> Chiều tối nay bão số 10 giật cấp 15-16 vào miền Trung
>> Bão số 10: Lũ mới trên các sông sẽ lên nhanh
>> Bão số 10: Hà Tĩnh di dời gần 22.500 người khỏi khu vực nguy hiểm
>> Trắng đêm di dân tránh bão số 10
>> Chiều nay bão số 10 đổ bộ vào đất liền
>> Nhiều khả năng tâm bão số 10 sẽ đổ bộ Quảng Bình, Quảng Trị

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.