Hàng trăm héc ta đất ở ĐBSCL trôi xuống sông mỗi năm

08/08/2012 17:55 GMT+7

(TNO) Tình hình sạt lở tại các lưu vực sông ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng khiến mỗi năm các tỉnh mất trắng hàng trăm héc ta đất.

Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Cà Mau cho biết, trung bình mỗi năm tỉnh mất đi 927 ha đất do sạt lở, tương đương diện tích của một xã. Bình quân các tuyến kênh ở Cà Mau bị nước lấn vào 0,5 m và bờ biển bị lấn đến 5 m hằng năm.

Tình hình sạt lở xảy ra nghiêm trọng hơn vào mùa mưa bão. Nhiều đoạn sông đông dân cư tại các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước thuộc tỉnh Cà Mau xuất hiện hõm “hàm ếch” đe dọa trực tiếp nhà cửa và tính mạng người dân.

Sạt lở cũng lấy đi một diện tích lớn đất ở các lưu vực sông Tiền và sông Hậu ảnh hưởng đến các tỉnh thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh, Hậu Giang.

ĐBSCL: Mỗi năm mất trên 1 xã do sạt lở
Cuộc sống của trên 10.000 hộ dân khu vực có nguy cơ sạt lở tại ĐBSCL đang bị đe dọa

An Giang là tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất do tình trạng sạt lở ven sông Hậu. Mỗi năm, tỉnh cũng mất đi hàng trăm héc ta đất. Tại các huyện Tân Châu, Chợ Mới xuất hiện các điểm nguy cơ sạt lở có chiều dài từ 5 đến 30 m.

Tại Cần Thơ, hiện có hàng trăm điểm sạt lở, trong đó, 8 điểm có nguy cơ sạt lở mạnh từ khu vực cửa sông Cần Thơ đến khu vực Tân Quới, cù lao Lục Sĩ Thành (Vĩnh Long)...

Theo tập hợp báo cáo của các tỉnh ĐBSCL, khu vực này hiện có trên 10.000 hộ dân sống trong vùng nguy hiểm, bị đe dọa trực tiếp tại các điểm sạt lở cần sớm được di dời.

Tin, ảnh: Tiến Trình

>> Cà Mau mất 927 ha đất mỗi năm do sạt lở
>> 12 người chết vì lốc xoáy, sạt lở đất
>> Nhiều dự án chống sạt lở vẫn nằm trên… giấy
>> Chưa yên tâm với phương án xử lý sạt lở
>> 10 người chết và mất tích vì lũ quét, sạt lở đất
>> Ít nhất 7 người chết do lũ quét, sạt lở đất

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.