Mồm miệng đỡ chân tay

16/07/2012 03:24 GMT+7

Thời gian qua chứng kiến lần đầu tiên Mỹ thể hiện quan điểm rõ ràng về vấn đề tranh chấp trên biển Đông và cũng lần đầu tiên Trung Quốc thể hiện phản ứng mạnh mẽ như vậy. Bề ngoài là thế nhưng trong thực chất thì cả hai phía đều cố tình “to tiếng” để tránh phải đối đầu nhau trong vấn đề này.

Trong chuyến công du châu Á mới rồi, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định nước này không đứng về bên nào nhưng có lợi ích trong hòa bình và ổn định, hợp tác và an ninh ở biển Đông. Mỹ hậu thuẫn ASEAN đàm phán với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông, giải quyết mọi tranh chấp bằng đàm phán hòa bình, không răn đe và dọa dẫm, áp đặt và đe dọa sử dụng vũ lực. Thông điệp được gửi đến tất cả các đối tác liên quan, nhưng đặc biệt là Trung Quốc, ám chỉ những giới hạn nước này không nên vượt qua.

Trung Quốc phản ứng mạnh về quan điểm của Mỹ đối với biển Đông theo hướng cảnh báo Washington không nên can thiệp vào chuyện của khu vực. Lý do là Bắc Kinh muốn giữ thể diện, chủ định đánh lẻ và đánh tỉa bằng khuôn khổ song phương và hết sức tránh đa phương hóa quá trình tìm kiếm giải pháp. Tránh đa phương hóa còn là cách giúp Trung Quốc gạt bỏ mọi hình thức và mức độ can dự của Mỹ. Trung Quốc lớn tiếng với Mỹ vì cũng hết sức tránh đối đầu với Mỹ ở khu vực, càng không như thế trong chuyện nước này tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với một số thành viên của ASEAN ở biển Đông. Cả hai phía mồm miệng như vừa qua đều là để đỡ chân tay.

La Phù

>> Những lực lượng khuấy động biển Đông
>> Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi đàm phán đa phương về biển Đông
>> Căn cứ Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương
>> Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi đàm phán đa phương về biển Đông
>> Mỹ cho phép đầu tư vào Myanmar

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.