Mỗi năm có bình quân 65.000 ha rừng "biến mất"

16/06/2012 08:00 GMT+7

(TNO) Tại hội thảo “Tương lai rừng đặc dụng Việt Nam: một số vấn đề chính sách, nguồn lực và thực thi lâm luật” diễn ra hôm 15.6, thượng tá Lê Khả Hồng - Phó trưởng phòng 3 Cảnh sát môi trường, Bộ Công an - cho biết, trong 5 năm qua, tình trạng suy giảm rừng vẫn diễn ra ở mức cao.

Tổng diện tích rừng suy giảm là 328.379 ha, bình quân mỗi năm mất 65.600 ha rừng. Trong đó có đến 43% diện tích rừng bị suy giảm là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp hoặc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội như chuyển đổi rừng nghèo, xây dựng thủy điện, thủy lợi, giao thông, khai thác khoáng sản...; 44% do khai thác lấy gỗ theo kế hoạch; 8% do chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép và 5% do cháy rừng.

Cũng theo thượng tá Hồng, lâm tặc thường tập trung khai thác các loại lâm sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như gỗ nhóm 1A, 2A... ở các cánh rừng nguyên sinh, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn để buôn bán trục lợi.

Đáng chú ý, thời gian qua đã xuất hiện tình trạng lâm tặc câu kết với những cán bộ tha hóa, biến chất trong đội ngũ được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng để phá rừng.

Trong khi đó, phá rừng để lấy đất canh tác, mua bán sang nhượng đất trái pháp luật đã và đang diễn ra trên diện rộng và phức tạp.

Quang Duẩn

>> Phá rừng phòng hộ
>> Đổ xô trồng sưa
>> Phá rừng phòng hộ
>> Truy đuổi xe gỗ lậu, một kiểm lâm tử nạn
>> Bắt giữ gần 250 m3 gỗ không rõ nguồn gốc
>> Bắt giữ 5 người dùng máy cày đi trộm gỗ
>> Bao che cấp dưới phá rừng, "đổ tội" cho nông dân
>> Săn gỗ huê, lạc 6 ngày trong rừng
>> Vụ gỗ huê trăm tỉ: Diễn biến khó hiểu!
>> Từ vụ gỗ huê ở Quảng Bình: Cánh rừng gỗ lậu
>> Thu giữ thêm 4 hộp gỗ huê
>> Tạm giam 7 người trong vụ phá rừng tại Hà Tĩnh
>> Thu giữ lô gỗ huê trị giá hơn 13 tỉ đồng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.