Hy Lạp - EU: Bên cần, bên vội

24/06/2015 09:43 GMT+7

Hội nghị cấp cao mới rồi của EU tuy chưa đưa lại thỏa thuận về gói cứu trợ tài chính tiếp theo cho Hy Lạp nhưng xem ra đã giúp giảm bớt mức độ bi quan về triển vọng sẽ đạt được sự nhất trí cần thiết giữa Hy Lạp, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế trước khi nước này vỡ nợ.

Hội nghị cấp cao mới rồi của EU tuy chưa đưa lại thỏa thuận về gói cứu trợ tài chính tiếp theo cho Hy Lạp nhưng xem ra đã giúp giảm bớt mức độ bi quan về triển vọng sẽ đạt được sự nhất trí cần thiết giữa Hy Lạp, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trước khi nước này vỡ nợ.

Chính phủ Hy Lạp đã trình bộ ba nói trên kế hoạch cải cách với những nhượng bộ sâu rộng hơn trước và như vậy tạo cớ để họ cũng nhượng bộ thêm cho Hy Lạp mà không bị coi là mất thể diện và yếu thế.
Áp lực từ việc chạy đua với thời gian và mối lo ngại giống nhau về nguy cơ Hy Lạp vỡ nợ và rời khỏi nhóm các thành viên EU sử dụng đồng euro (Eurozone) khiến cả hai phía buộc phải nhận thức toàn bộ chuyện này thực tế hơn. EU, ECB và IMF không thể không vội vì thời gian không còn nhiều và vì không thể đẩy chính phủ Hy Lạp vào tình thế phải lựa chọn giữa chiều ý cử tri trong nước và ngoan ngoãn chấp nhận điều kiện của các chủ nợ.
Chính phủ Hy Lạp cần sự cứu trợ tài chính của EU, ECB và IMF trước cuối tháng 6 này bởi chỉ như thế mới không bị vỡ nợ. Hy Lạp vỡ nợ thì chính phủ hiện tại cũng sẽ sụp đổ, chính trường mất ổn định và xã hội rối loạn.
Một nhà nước vỡ nợ không thể tiếp tục là thành viên của Eurozone. Hy Lạp ra khỏi Eurozone sẽ tác động tai hại tới sự tồn vong của đồng euro và tới chiến lược đối phó với khủng hoảng tài chính của EU, ECB và IMF.
Thời gian còn lại càng ít thì sức ép càng lớn và mức độ sẵn sàng thỏa hiệp của hai bên càng tăng. Cho nên sẽ khó có chuyện Hy Lạp vỡ nợ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.