Phải mua nước giá ‘cắt cổ’ vì dự án nghĩa trang treo hơn 10 năm

Phải mua nước giá ‘cắt cổ’ vì dự án nghĩa trang treo hơn 10 năm

23/03/2024 10:10 GMT+7

Dự án nghĩa trang Yên Kỳ giai đoạn 2 của TP.Hà Nội bị treo nhiều năm khiến khu vực dân cư nằm trong quy hoạch dự án (địa bàn xã Phú Sơn, huyện Ba Vì) không có nước sạch để sử dụng, phải mua nước với giá ‘cắt cổ’.

Nhiều năm nay, gia đình bà Trần Thị Hiền, xã Phú Sơn (huyện Ba Vì, TP.Hà Nội), phải phụ thuộc vào nguồn nước sạch từ chiếc xe công nông này. Từ bồn xe, nước được bơm vào giếng của người dân để bơm lên các téc nước trên mái nhà, phục vụ nhu cầu sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt.

Phải mua nước giá ‘cắt cổ’ vì dự án nghĩa trang treo hơn 10 năm- Ảnh 1.

Mọi sinh hoạt trong gai đình bà Hiền đều phải rất tiết kiệm

N.V

Đây phương tiện duy nhất cung cấp nước sạch cho gia đình của bà Hiền và phục vụ cho hơn 100 hộ dân khác đang sinh sống tại Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C (xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội). Mỗi chuyến xe chỉ chở được 3 khối nước, người dân phải mua với giá 200.000 đồng/xe. Lượng nước này chỉ đủ để sử dụng trong 2 tuần.

Phải mua nước giá ‘cắt cổ’ vì dự án nghĩa trang treo hơn 10 năm- Ảnh 2.

Chiếc xe công nông cung cấp nước sạch cho người dân sống tại Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C (H.Ba Vì, TP.Hà Nội)

N.V

"Tôi thấy xung quanh có nước sạch hết rồi, có mỗi khu nông trường và ấp C bên này là không có nước sạch. Chúng tôi cũng xin ý kiến mãi rồi nhưng họ bảo đất dự án, nên chưa cho. Bây giờ cả xóm này đến khổ vì nước, tất cả khu vực đồi này đều không có nước. Nước hàng tháng chúng tôi cứ gọi xe công nông thôi. Cứ gọi họ chở đến, 200.000 đồng/xe, mỗi téc 3 khối nước. Dùng được 3,4 hôm thôi lại hết. Xong hết lại phải mua thôi chứ biết làm thế nào. Đấy nước mà quan trọng nhất mà không có thì rất khổ, quá khổ ấy, nói thật sự thế", bà Trần Thị Hiền (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) bày tỏ.

Phải mua nước giá ‘cắt cổ’ vì dự án nghĩa trang treo hơn 10 năm- Ảnh 3.

Nước được bơm vào giếng của người dân

N.V

"Nước để ăn phải mua hết, nếu mà chăn nuôi lợn nữa phải nhiều lắm, còn nước để ăn thì chỉ một vài téc thôi. Khổ lắm, tôi thấy dân khổ lắm, khổ phải chịu thôi chứ biết làm thế nào", ông Phùng Văn Thiết (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) chia sẻ.

Cũng giống như gia đình bà Trần Thị Hiền, gia đình ông Nguyễn Văn Lý (xã Phú Sơn, H.Ba Vì, TP.Hà Nội) đang phải đối mặt với tình trạng nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Phải mua nước giá ‘cắt cổ’ vì dự án nghĩa trang treo hơn 10 năm- Ảnh 4.

Gia đình ông Nguyễn Văn Lý cũng đang phải đối mặt với tình trạng nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày

N.V

"Từ năm 1998, chúng tôi vào đây sinh sống ở đất của nông trường, bây giờ là thuộc địa phận xã Phú Sơn. Chúng tôi tự đào giếng lấy nước ăn, dần dần nước cạn, vài năm gần dây nước không có, chúng tôi phải đi mua từng téc nước để ăn. Bây giờ chúng tôi cũng đang đi mua nước, hôm nay tôi cũng vừa chở xong. Chúng tôi còn không chăn nuôi đấy, nếu mà chăn nuôi lợn gà nữa thì phải tính vài triệu/tháng", ông Nguyễn Văn Lý (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) chia sẻ thêm.

Theo đại diện của UBND huyện Ba Vì, khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C nằm trong phạm vi của Dự án nghĩa trang Yên Kỳ 2 của thành phố Hà Nội. Dự án này được phê duyệt Quy hoạch chi tiết từ năm 2011 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019, nhưng đến nay dự án vẫn chưa được triển khai thực hiện.

"Huyện Ba Vì là một địa bàn rộng hơn 425 km2. Việc triển khai lắp đặt hệ thống nước sạch của nhà đầu tư trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là địa bàn dân cư thưa thớt. Thứ hai nữa là trong quá trình đầu tư, địa bàn rộng cũng mất kinh phí khá lớn để thực hiện. Địa bàn huyện Ba Vì là vùng bán sơn địa, đồi núi, địa hình thi công khá phức tạp. Với quyết tâm này, huyện ủy chỉ đạo đến năm 2025 sẽ phủ kín việc cấp nước trên địa bàn huyện", ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Ba Vì cho biết.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.