Tránh ăn khoai tây xanh

19/08/2012 09:55 GMT+7

Trong tự nhiên, khoai tây sản xuất một lượng nhỏ hợp chất solanine. Chất này đóng vai trò bảo vệ, che chở cho củ khoai tây chống lại sự xâm hại của côn trùng. Tuy nhiên, sau khi thu hái, hàm lượng solanine sẽ tăng lên đáng kể nếu củ khoai tây tiếp xúc với ánh sáng hoặc nhiệt độ cao.

Màu xanh của khoai tây là do hàm lượng cao của chất chlorophyll. Bản thân chất này vô hại. Tuy nhiên, hàm lượng cao chlorophyll có trong củ khoai tây là một dấu hiệu cho thấy hàm lượng cao của chất solanine, vì chất này cũng được tạo ra cùng tốc độ và thời gian với chlorophyll.

Theo báo cáo của GS Alexander Pavlista, giảng viên nông học và rau quả tại Đại học Nebraska - Lincoln (Mỹ), một người cân nặng 45 kg nếu ăn 450 g

khoai tây xanh, tức khoảng 2 củ khoai cỡ vừa, là đủ để mang bệnh. Báo cáo này cho rằng khoai tây xanh không được bán cho khách hàng.

Để khoai tây luôn đạt chất lượng tốt mà không có độc tố thì nên bảo quản ở nơi mát, ít ánh sáng, nếu có phần nào xanh thì phải cắt bỏ hoàn toàn. Nếu ăn khoai tây mà thấy có vị đắng thì phải ngưng ngay. Solanine có trong khoai tây sẽ gây buồn nôn, đau đầu và các vấn đề thần kinh.

Theo Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường / Người Lao Động

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.