Thường vụ Quốc hội tán thành xử phạt hành chính tối đa 2 tỉ đồng

10/04/2012 09:40 GMT+7

(TNO) Trong phiên họp sáng 10.4, Ủy ban TVQH đã thảo luận các vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau của dự luật Xử lý vi phạm hành chính.

(TNO) Trong phiên họp sáng 10.4, Ủy ban TVQH đã thảo luận các vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau của dự luật Xử lý vi phạm hành chính.

>> Phạt nặng nếu kê khai giá thuốc không trung thực
>> Ủng hộ phạt nặng vi phạm giao thông ở các đô thị lớn
>> Nên tịch thu xe và đưa ra kiểm điểm trước chính quyền
>> Tăng mức phạt hành vi gian lận đo lường

Về mức xử phạt hành chính, khi trình dự luật, ban soạn thảo đề xuất mức phạt tối thiểu là 50 nghìn đồng và tối đa là 2 tỉ đồng. Sau quá trình thảo luận, chỉnh lý lại, cơ quan thẩm tra là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình ra phiên họp TVQH lần này 2 phương án ngỏ.

Phương án 1 quy định mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 50 nghìn đồng đến 1 tỉ đồng đối với cá nhân, đến 2 tỉ đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại luật khác.

Phương án 2 quy định mức phạt tiền từ 50 nghìn đồng đến 1 tỉ đồng (áp dụng chung cho cả cá nhân và pháp nhân - PV), trừ trường hợp quy định tại luật khác.

Mặc dù để hai phương án ngỏ cho TVQH quyết định, song thường trực Ủy ban Pháp luật cho biết họ tán thành phương án thứ nhất.

Đồng thời, cơ quan thẩm tra cũng tán thành quy định của dự thảo luật: cho phép xử phạt tối đa không quá 2 lần đối với hành vi vi phạm về lĩnh vực giao thông, môi trường và quản lý đô thị tại khu vực nội thành của 5 TP trực thuộc T.Ư, gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng.

Qua thảo luận, đa số thành viên Ủy ban TVQH nhất trí phương án 1 như đề xuất của cơ quan thẩm tra về mức tiền xử phạt vi phạm hành chính.

Tương tự, quy định về mức xử phạt đặc thù ở nội đô 5 TP lớn cũng được đa số ủy viên TVQH tán thành và đề nghị bổ sung thêm một số hành vi vi phạm ở từng lĩnh vực cho phù hợp với thực tế.

Riêng vấn đề có tịch thu phương tiện đối tượng vi phạm hành chính (như đua xe, khai thác trái phép khoáng sản tài nguyên…) vốn là tài sản đi mượn của người khác hay không, qua thảo luận vẫn chưa có sự đồng nhất về quan điểm.

Theo nghị trình, sau phiên thảo luận này, dự luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3 diễn ra vào tháng 5 tới.

Bảo Cầm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.