Những vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới

12/03/2011 17:20 GMT+7

(TNO) Sau cơn siêu động đất, sóng thần, nước Nhật đang đối mặt với nguy cơ rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy hạt nhân. Trong một phần tư thế kỷ qua, thế giới đã có nhiều bài học rùng mình về những vụ tai nạn hạt nhân.

>> Động đất, sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản
>> Tàu chở 100 người bị sóng thần cuốn trôi
>> Những trận động đất kinh hoàng nhất tại Nhật
>> Nhật - nước đối phó động đất số 1 thế giới
>> Liên hệ giữa "siêu trăng" và sóng thần?
>> Mạng điện thoại tại Nhật tê liệt
>> Ngày hoang tàn tại đất nước Mặt trời mọc

 
Cảnh hoang tàn tại Chernobyl sau vụ nổ hạt nhân - Ảnh: greenpeace.org

- Ngày 28.3.1979: Lõi của một lò phản ứng hạt nhân đã bị chảy ra thành từng phần gây nhiễm xạ trong nhà máy ở đảo Three Mile, Pennsylvania, Mỹ.

Có 140.000 người trên đảo phải sơ tán. May mắn là vụ tai nạn không gây rò rỉ phóng xạ ra ngoài và không có thương vong.

- Tháng 8.1979: Rò rỉ phóng xạ tại một nhà máy hạt nhân bí mật gần Erwin, Tennessee, Mỹ, đã làm khoảng 1.000 người bị nhiễm xạ.

- Ngày 1.3.1981: Một vụ rò rỉ chất phóng xạ đã xảy ra tại nhà máy hạt nhân Tsuruga, Nhật, làm 278 bị nhiễm độc.

Ngày 26.4.1986: Thế giới ghi nhận thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử. Thảm họa xảy ra khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ.

Hơn 200 người bị nhiễm độc phóng xạ nặng. Trong đó, 32 người chết vào tháng sau đó.

Tai nạn này chỉ được phơi bày sau khi một đám mây bụi phóng xạ lớn được phát hiện đang di chuyển trên diện rộng lên khu vực phía bắc của châu u. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây u, Scandinavi, Anh... Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Hơn 360.000 người phải sơ tán và tái định cư. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus.

Đám bụi phóng xạ được ghi nhận tương đương 200 quả bom nguyên tử, loại mà Mỹ đã thả xuống Hiroshima (Nhật) vào năm 1945.

- Tháng 4.1993: Vụ nổ tại một nhà máy tái chế ở Tomsk-7, phía Tây Siberia cũng tạo ra đám mây khí phóng xạ gồm: Uranium-235, Plutonium-237 và nhiều thành phần hữu cơ khác.

Tai nạn trên làm một số lớn người bị thương vong.

- Tháng 11.1995: Sự ô nhiễm nặng lại được ghi nhận ở Chernobyl trong quá trình di chuyển nhiên liệu từ một trong những nhà máy hạt nhân.

- Ngày 11.3.1997: Sự cố hạt nhân xảy ra tại một nhà thí nghiệm ở Tokaimura, đông bắc Tokyo, Nhật. Một phần nhà máy phải ngưng hoạt động sau khi nơi này phát hỏa và một vụ nổ lớn xảy ra làm 37 người bị nhiễm phóng xạ.

- Ngày 30.9.1999: Hai công nhân bị thiệt mạng do tai nạn trong một nhà máy làm giàu Uranium ở Tokaimura, Nhật. Đây là thảm họa hạt nhân được đánh giá là lớn thứ hai trên thế giới (sau vụ Chernobyl) và là thảm kịch hạt nhân lớn nhất xảy ra tại Nhật.

Trong quá trình làm việc, những công nhân ở đây đã đổ quá nhiều Uranium vào trong bể lắng nhằm tiết kiệm thời gian. Sau đó, họ bất lực nhìn đèn báo nguy hiểm và không thể ngăn được tai nạn rò rỉ.

Đã có đến 600 người bị nhiễm phóng xạ và chất phóng xạ xâm nhập vào cả khu vực 320.000 hộ dân lân cận nhà máy chỉ trong một ngày sau vụ tai nạn trên. Hai công nhân gây ra thảm họa chết trong bệnh viện sau ba và sáu tháng sau đó.

Theo các nghiên cứu, “trung tâm” của tai nạn có mức độ nhiễm phóng xạ đo được cao gấp 17.000 lần so với lượng phóng xạ thải ra hàng năm.

Ngày 9.8.2004: Bốn công nhân tử nạn và bảy người khác phỏng nặng bởi một luồng hơi nước không có phóng xạ trong một nhà máy hạt nhân ở Mihama, Nhật (cách Tokyo 350km về phía Tây).

Một trong ba lõi phản ứng hạt nhân trong nhà máy này đã tự ngắt khi có chuông báo động ngay sau khi nó phun ra một luồng hơi nước cực nóng làm phỏng những công nhân gần đó.

Đây là tai nạn hạt nhân có mức độ thương vong thấp nhất của Nhật Bản.

Nguyên Mi
(tổng hợp)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.