Người sống sót trong vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima nhắn gì đến hội nghị G7?

Người sống sót trong vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima nhắn gì đến hội nghị G7?

20/05/2023 07:28 GMT+7

Đứng trước căn phòng ở tầng hầm của Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, bà Teruko Yahata vỡ òa khi nhớ lại buổi sáng mà mọi thứ thay đổi khi một quả bom nguyên tử giáng xuống vào ngày 6.8.1945. Giờ đây, bà hy vọng thông điệp của mình về hạt nhân được chuyển đến hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima.

Bà Teruko Yahata (85 tuổi) là người may mắn còn sống sót sau khi Mỹ ném bom nguyên tử ở Hiroshima năm 1945.

Giờ đây, bà Yahata hy vọng các nhà lãnh đạo G7 sẽ hành động để bãi bỏ hạt nhân.

Bà Yahata lên 8 khi một quả bom nguyên tử có tên là "Little Boy" (tạm dịch: cậu bé nhỏ) được máy bay Mỹ thả xuống Hiroshima.

"Đột nhiên, toàn bộ bầu trời lóe lên và sáng bừng màu trắng xanh, như thể bầu trời trở thành một ánh sáng huỳnh quang khổng lồ. Tôi ngay lập tức ngã xuống và bất tỉnh", bà Yahata kể lại.

Người sống sót sau vụ ném bom Hiroshima: vũ khí hạt nhân phải bị xóa sổ - Ảnh 1.

Bà Yahata kể về nỗi kinh hoàng ở Hiroshima với du khách nước ngoài tại Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima

REUTERS

Quả bom nguyên tử đã phá hủy Hiroshima, giết chết gần một nửa dân số của thành phố.

Bà kể lại: "'Hãy chết cùng nhau, khi chúng ta vẫn còn bên nhau'. Mẹ tôi kéo tôi ra khỏi đống đổ nát và bắt đầu lấy chăn và ga trải giường ra khỏi tủ".

Bà Yahata thường xuyên phát biểu tại các khu tưởng niệm của thành phố để nhắc nhở mọi người về sự hủy diệt hạt nhân, thông điệp mà bà hy vọng sẽ được gửi đến hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima vào tháng 5.2023.

"Tôi muốn các nhà lãnh đạo G7 nghiêm túc thừa nhận sự vô nhân đạo của vũ khí hạt nhân. Chúng là vũ khí có thể hủy diệt loài người. Tôi muốn họ cảm nhận rằng đó là những điều khủng khiếp và chúng phải bị xóa bỏ", bà chia sẻ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.