Người dân 'ngụp lặn' sau mưa: Sức ép đô thị đè nặng, nước thoát đi đâu?

Người dân 'ngụp lặn' sau mưa: Sức ép đô thị đè nặng, nước thoát đi đâu?

22/05/2024 09:36 GMT+7

Trong một tuần qua, liên tiếp những cơn mưa xối xả. Khi nhìn vào những dòng xe kiên nhẫn nhích từng chút một, nhiều người phải vật lộn hàng giờ liền trong mưa để tìm đường về nhà, câu hỏi về nguyên nhân cũng như bài toán chống ngập lại càng cấp thiết để đi tìm lời giải thỏa đáng.

“Năm nào cũng ngập hết” là câu nói quen thuộc và cũng đầy ngán ngẩm của nhiều người mỗi khi bước vào mùa mưa ở TP.HCM khi những tuyến đường biến thành sông sau những cơn mưa lớn. Hết ngập ở trung tâm, lan sang cả vùng ven, thậm chí, nhiều con đường mưa rút đã lâu, nhưng vẫn mênh mông nước.

Nỗi ám ảnh này còn kinh khủng hơn với những người kinh doanh, buôn bán khi mưa ngập làm mọi thứ xáo trộn. "Trời ơi sợ lắm, mỗi lần trời mưa là sợ, mỗi năm một lần cứ mưa là sợ lắm", chị Nguyễn Thị Mỹ Linh, một tiểu thương chia sẻ.

Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, Nguyên Viện trưởng Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) ngoài hai nguyên nhân ngập do mưa và triều cường thì việc đô thị hóa thiếu quy hoạch làm chặn dòng chảy cũng khiến tình trạng ngập ở TP.HCM thêm trầm trọng.

Quá trình đô thị hóa, nhà xây ra ở đâu, nền đắp ra đến đâu, nghĩa là có tác động chắn lại dòng nước, không cho chảy. Quá trình đô thị hoá ở ngoại thành đã lên mức phải báo động rồi.

Người dân 'ngụp lặn' sau mưa: Sức ép đô thị đè nặng, nước thoát đi đâu?- Ảnh 1.GS.TSKH LÊ HUY BÁ
Một tiểu thương ở chợ Thủ Đức dọn dẹp sau khi bị nước ngập tràn vào cửa hàng làm ướt hàng hóa.

Một tiểu thương ở chợ Thủ Đức dọn dẹp sau khi bị nước ngập tràn vào cửa hàng làm ướt hàng hóa.

PHAN DIỆP

Dân đông, áp lực đô thị lớn: Nước thoát đi đâu?

Người dân 'ngụp lặn' sau mưa: Sức ép đô thị đè nặng, nước thoát đi đâu?- Ảnh 3.

Nước từ bên dưới tràn từ cống lên mặt đường. Lực lượng chức năng phải đứng điều tiết giao thông

PHAN DIỆP

Đoạn đường quốc lộ 50 bị ùn tắc kéo dài cả cây số khi người dân đi chậm để tránh đoạn ngập nước vào chiều ngày 21.5

Đoạn đường quốc lộ 50 bị ùn tắc kéo dài cả cây số khi người dân đi chậm để tránh đoạn ngập nước vào chiều ngày 21.5

NHẬT THỊNH

Chuyên gian Lê Huy Bá nhận định, khi chưa bị quá trình đô thị hóa xâm nhập, các vùng ven thành phố như Thủ Đức, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn thoát nước rất nhanh do hai bên là ruộng đồng. Quá trình đô thị hóa, sử dụng đất thiếu quy hoạch đã dẫn đến tình trạng ngập nặng xảy ra ở khắp nơi ở TP.HCM.

Nếu ở quận trung tâm mà xây nhà nhiều tầng cao lên, càng cao lên thì càng phải ngập nhiều. Ở ngoại thành thì không phải xây nhà cao tầng, mà là xây càng nhiều nhà, càng chiếm đất bao nhiêu về đất nông nghiệp thì càng ngập. Trước giờ dòng chảy hiền hòa, nhưng bây giờ chặn lại để lên nền, đắp đất và kê đất để làm nhà, thì hiện tượng ngập càng trầm trọng, nhìn mắt thường thấy được mà.

Người dân 'ngụp lặn' sau mưa: Sức ép đô thị đè nặng, nước thoát đi đâu?- Ảnh 5.GS.TSKH LÊ HUY BÁ

Để giải quyết vấn đề nan giải “cứ hễ mưa lớn là ngập”, chuyên gia Lê Huy Bá cho rằng cần phải dựa vào tự nhiên, thuận vào tự nhiên để chống ngập, chống đó có việc tạo hồ điều hoà. Mặc dù thành phố đã có nhiều đề xuất triển khai, thế nhưng đến nay vẫn chưa làm được hồ điều hoà nào theo đúng nghĩa.

Ngập như sông ngay trên dự án chống ngập: Chuyên gia nói 'không thể chấp nhận', vì sao?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.