Giữa hai làn đạn

09/07/2015 07:37 GMT+7

Sau cuộc trưng cầu dân ý ở Hy Lạp, chính phủ nước này đã nhanh chóng cùng với EU nối lại đàm phán về gói cứu trợ tài chính mới với tương quan lực lượng đã thay đổi. Chỉ có Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là khó xử hơn cả.

Sau cuộc trưng cầu dân ý ở Hy Lạp, chính phủ nước này đã nhanh chóng cùng với EU nối lại đàm phán về gói cứu trợ tài chính mới với tương quan lực lượng đã thay đổi. Cả chính phủ Hy Lạp lẫn EU đều phải dịu giọng với nhau. Chỉ có Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là khó xử hơn cả.

Người Hy Lạp đổ xô đi rút tiền - Ảnh: Reuters
Kết quả trưng cầu dân ý cho thấy IMF - cùng với EU và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) - bị cử tri xứ này ghét như thế nào cho dù IMF đã chi rất nhiều tỉ euro để cứu Hy Lạp. Đối với IMF, như thế đâu khác gì “làm ơn mắc oán”. IMF lại còn khiến EU và ECB không hài lòng khi công bố những dự báo về triển vọng tình hình ở Hy Lạp và đặc biệt khuyến nghị EU và ECB nên bỏ ra thêm khoảng 40 tỉ euro nữa để cứu Hy Lạp. EU và ECB không thể không nhận ra sự nghi ngờ của IMF về tính đúng đắn và khả thi trong đường lối của EU và ECB nhằm xử lý khủng hoảng. Họ lại càng khó chấp nhận để bị IMF “dạy bảo” như vậy.
Trước đây, IMF ngang bằng về vị thế và uy quyền với EU và ECB trong quá trình cứu trợ Hy Lạp. Nhưng kể từ khi Athens không trả nợ đến hạn cho IMF thì vị thế của IMF không còn như trước. Phía Hy Lạp không còn giấu giếm thái độ bất chấp IMF. Rõ ràng suy tính của phía Hy Lạp là đối tác đàm phán quyết định là EU và ECB và một khi đã thỏa thuận được với EU và ECB thì IMF sẽ buộc phải theo.
Cho nên trong giai đoạn mới của việc tiếp tục giải cứu Hy Lạp, IMF chẳng khác gì ở giữa hai làn đạn, phải tham gia đàm phán để không bị mất những gì đã bỏ ra cho Hy Lạp, nhưng tham gia thì chỉ được thế yếu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.