Đường - ‘trở ngại’ lớn trong cuộc chiến giảm cân

26/10/2015 08:00 GMT+7

Nhiều chị em nghĩ kẻ thù của công cuộc giảm cân là tinh bột, mỡ động vật... mà ít ai biết rằng vài miếng mứt, lon nước ngọt hay vài ly chè mới chính là kẻ phá hoại nguy hiểm nhất trong kế hoạch giảm cân.

Nhiều chị em nghĩ kẻ thù của công cuộc giảm cân là tinh bột, mỡ động vật... mà ít ai biết rằng vài miếng mứt, lon nước ngọt hay vài ly chè mới chính là kẻ phá hoại nguy hiểm nhất trong kế hoạch giảm cân.

PGS.TS Lê Bạch Mai
       PGS.TS Lê Bạch Mai 
Lạm dụng đường và nguy cơ bệnh tật
Đường trong nhóm tinh bột – đường là dưỡng chất thiết yếu, góp phần đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, con người hiện đang nạp quá mức thực phẩm có chứa đường, gấp nhiều lần so với nhu cầu của cơ thể (khoảng 60g/ngày) gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đặc biệt là tình trạng thừa cân – béo phì.
-Đường dư thừa sẽ chuyển thành mỡ trắng: Cơ thể có cơ chế tự cân đối để đảm bảo nồng độ đường trong máu duy trì ở 0,8-1,2g/lít. Do đó, khi dung nạp quá nhanh và nhiều, phần đường dư thừa được chuyển thành năng lượng dự trữ dưới dạng glycogen và triglyceride. Tuy nhiên, dự trữ glycogen trong cơ thể khá hạn chế, khoảng 200-250g nên phần còn lại nhanh chóng được chuyển thành mỡ trắng tích lũy dưới da và quanh nội tạng, gây nên tình trạng thừa cân béo phì, kéo theo nguy cơ mắc hàng loạt bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường...
-Khả năng gây nghiện của đường: Đường có cơ chế tác động đến vùng tưởng thưởng của não, kích thích não sản xuất ra dopamine – hormone tạo cảm giác hưng phấn, ăn ngon miệng. Cảm giác dễ chịu đó được lưu giữ trong vùng ký ức ở não, thúc đẩy chúng ta lặp lại hành vi mang đến khoái cảm này. Đó là lý do vì sao đường hấp dẫn với tất cả chúng ta.
Thừa cân béo phì là một trong những hậu quả nổi bật khi sử dụng nhiều thực phẩm có chứa đường
Thừa cân béo phì là một trong những hậu quả nổi bật khi sử dụng nhiều thực phẩm có chứa đường
-Đường làm mất khả năng kiểm soát cảm giác no: Hiện nay chất tạo ngọt có tên HFSC (còn gọi là Siro bắp giàu fructose) được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm, dễ dàng tìm thấy ở hầu hết các loại bánh, kẹo, nước ngọt, sữa, nước trái cây đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn... Vốn dĩ đường fructose ức chế hoạt động của leptin - hormone khiến não không nhận được tín hiệu no dù cơ thể đã dung nạp thức ăn quá nhu cầu. Vì vậy, sử dụng thực phẩm chứa đường fructose, đặc biệt là HFCS, người ta sẽ ăn nhiều hơn, năng lượng dư thừa sẽ tích tụ thành mỡ trắng. Ngoài ra, đường fructose cũng là tác nhân ức chế quá trình ly giải tế bào mỡ trắng khi cơ thể cần sử dụng năng lượng, làm cho tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng nặng hơn.
-Đường làm suy giảm miễn dịch của cơ thể: Không những thúc đẩy gia tăng mỡ trắng đồng thời ức chế ly giải mỡ trắng; việc sử dụng đường quá nhiều còn gây suy giảm miễn dịch, rối loạn dung nạp glucose, ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, làm mất chức năng tâm lý, gây ra tình trạng nghiện đường, thậm chí ngộ độc đường.
Đáng lo ngại, tuy là “kẻ phá hoại” trong kế hoạch giảm cân nhưng mức độ sử dụng đường hiện không ngừng tăng. Tại hội thảo có chủ đề “Đường và chế độ ăn, béo phì và các bệnh lý chuyển hóa” diễn ra từ 29-30/6/2015 tại Berlin (Đức), các chuyên gia báo động, mỗi người hiện sử dụng đường ở mức 20g/100g thực phẩm, gấp 4 lần so với thời nguyên thủy.
Ngọt sao cho tốt?
Chính vì những tác động tiêu cực của đường tới vóc dáng và sức khỏe, việc kiểm soát lượng đường dung nạp vào cơ thể đồng thời ngăn chặn quá trình hình thành mỡ trắng mới từ đường, ly giải khối mỡ trắng do đường tích tụ là yếu tố quan trọng cho sự thành, bại của hành trình giảm cân.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, người bình thường chỉ nên hấp thụ đường dưới 10% tổng năng lượng mỗi ngày. Cụ thể, đàn ông chỉ nên tiêu thụ đường tối đa 150 Kcal/ngày tương đương 9 muỗng café đường. Còn với phụ nữ - đối tượng vận động cơ thể ít hơn – thì tối đa 100 Kcal/ngày tương đương 6 muỗng café đường để đảm bảo cơ thể sử dụng hết.
Đặc biệt, người thừa cân béo phì cần hạn chế lượng đường nhiều hơn bằng cách không dùng hoặc cắt giảm nước ngọt (một lon nước ngọt có thể tương đương với 9 muỗng đường), thức ăn nhanh, bánh kẹo…; ngay cả trái cây cũng chỉ nên chọn loại ít ngọt. Tuyệt đối không bỏ bữa, không nhấm nháp mứt, bánh ngọt thay bữa chính vì đôi khi vài miếng mứt có năng lượng cao hơn cả một bát cơm.
Mới đây nhất, Trung tâm nghiên cứu InterHealth Nutraceuticals (Mỹ) đã tìm thấy tinh chất thiên nhiên Belaunja và Mangastin có khả năng tác động tận gốc vào tế bào mỡ trắng - được tích tụ từ nguồn năng lượng dư thừa, trong đó có đường.
Một mặt Belaunja & Mangastin hạn chế tế bào mỡ trắng gia tăng kích thước bằng cách giảm tác động của các thụ thể thúc đẩy chất béo đi vào tế bào mỡ trắng; mặt khác hai hoạt chất này mở sẵn cánh cổng để chất béo dễ dàng được rút ra khỏi tế bào mỡ trắng, từ đó giảm kích thước tế bào mỡ trắng.
Tinh chất thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin có trong LIC làm giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng được tích tụ từ đường và các nguồn năng lượng dư thừa khác
Tinh chất thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin có trong LIC làm giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng được tích tụ từ đường và các nguồn năng lượng dư thừa khác
Kết quả nghiên cứu lâm sàng được Trường ĐH California - Davis (Mỹ) công bố mới đây cho thấy: Belaunja và Mangastin giúp giảm cân nặng, giảm số đo vòng eo, bụng, đùi... rất hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.
Hiểu đúng về đường để sử dụng hợp lý đồng thời có biện pháp hạn chế tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng hình thành từ đường không chỉ giúp người thừa cân béo phì sớm đạt mục tiêu cân nặng mà còn phòng ngừa được bệnh tật do việc sử dụng quá nhiều đường gây nên.
Xem video 3 bài tập hỗ trợ giảm cân, đẹp dáng:
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.