Đức cứu trợ Hy Lạp: Lý có ngay tình vẫn gian

13/08/2015 09:33 GMT+7

Báo cáo mới được công bố của Viện Nghiên cứu kinh tế ở Halle (Đức) về tác động của việc cứu trợ Hy Lạp làm chính phủ Đức vừa hài lòng vừa bối rối.

Báo cáo mới được công bố của Viện Nghiên cứu kinh tế ở Halle (Đức) về tác động của việc cứu trợ Hy Lạp làm chính phủ Đức vừa hài lòng vừa bối rối.

Thủ tướng Đức và Thủ tướng Hy Lạp tại Berlin tháng 3.2015 - Ảnh: Reuters
Theo đó, kể từ khi khủng hoảng tài chính bùng nổ tới nay, nhà nước Đức “tiết kiệm được khoảng 100 tỉ euro”. Khái niệm “tiết kiệm” ở đây mang nghĩa là không phải bỏ ra ngần ấy tiền để trả lãi đến hạn cho trái phiếu nhà nước.
So với khoảng 90 tỉ euro Đức bỏ ra để cùng EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cứu trợ Hy Lạp thì ngay cả trong trường hợp Hy Lạp phá sản hoàn toàn, Đức vẫn không những không thua thiệt mà còn có lợi.
Lợi về tiền của và lợi về trang trải dư luận nội bộ, xoa dịu lo ngại của cử tri là chính phủ dùng tiền thuế của họ cứu Hy Lạp để rồi mất trắng.
Trong bối cảnh khủng hoảng, Đức không bị ảnh hưởng nhiều và trái phiếu nhà nước của quốc gia này được coi là kênh đầu tư chắc ăn. Lãi suất trái phiếu ấy vì thế không cao. Nguồn tiền lại rẻ và dồi dào trên thị trường. Do đó, chính phủ Đức có thể dễ dàng phát hành trái phiếu mới để thanh toán trái phiếu cũ. Khoản “tiết kiệm” 100 tỉ euro từ đó mà ra.
Tuy nhiên, Đức không chỉ đi đầu hăng hái nhất mà còn quyết liệt, không khoan nhượng trong việc đòi hỏi các thành viên EU khác phải thực thi chính sách tiết kiệm. Berlin còn áp đặt quan điểm của mình trong chính sách đối phó khủng hoảng tài chính. Vì thế, kết quả nói trên tạo cảm nhận là lâu nay nước Đức hành động không vô tư, vì mình chứ không vì EU và đồng euro. Bởi thế, Đức lý có ngay thì tình vẫn bị coi là gian.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.