Cửa khẩu Rafah vì sao trở thành huyết mạch sống còn với Gaza?

Cửa khẩu Rafah vì sao trở thành huyết mạch sống còn với Gaza?

La Vi
La Vi
20/10/2023 19:32 GMT+7

Cửa khẩu Rafah đã trở thành tâm điểm trong cuộc xung đột ngày càng gia tăng giữa Israel và Hamas, khi hàng trăm nghìn người Palestine đã tiến về phía nam Gaza trong những ngày gần đây.

Hàng trăm nghìn người Palestine đã tiến về phía nam Gaza trong những ngày gần đây sau cảnh báo của Israel về một cuộc tấn công trên bộ sắp xảy ra.

Cửa khẩu Rafah ở phía nam là lối thoát khả thi duy nhất khỏi Gaza và là huyết mạch dẫn ra thế giới bên ngoài.

Đây là cửa khẩu do Ai Cập kiểm soát và là lối ra duy nhất từ Gaza mà không dẫn đến lãnh thổ Israel.

Tại sao cửa khẩu biên giới Rafah của Gaza lại quan trọng? - Ảnh 1.

Người dân Palestine có hai quốc tịch đến cửa khẩu Rafah với hy vọng được rời khỏi Gaza

REUTERS

Để đáp trả cuộc tấn công của Hamas hồi đầu tháng này, Israel đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn bộ Gaza, cắt điện trên lãnh thổ và chặn mọi nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu.

Điều này có nghĩa là con đường duy nhất để viện trợ nhân đạo đến Gaza đều phải đi qua cửa khẩu Rafah từ vùng Sinai của Ai Cập.

Xe tải viện trợ của Ai Cập đã di chuyển đến gần hơn, nhưng không rõ khi nào họ có thể đến Gaza.

Người dân Gaza có hai quốc tịch cũng đã tập trung tại biên giới với hy vọng được phép đi qua.

Một người dân cho biết: "Tôi là công dân Na Uy, hằng ngày tôi đến biên giới Rafah - chúng tôi nghe tin từ đại sứ quán của mình, họ gọi cho chúng tôi và bảo chúng tôi đến biên giới và cố gắng vượt biên".

Tại sao cửa khẩu biên giới Rafah của Gaza lại quan trọng? - Ảnh 2.

Xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo từ các tổ chức phi chính phủ của Ai Cập cho người Palestine đợi ở cửa khẩu Rafah

REUTERS

Ai Cập cảnh giác với tình trạng mất an ninh gần biên giới với Gaza ở đông bắc Sinai, nơi nước này phải đối mặt với một cuộc nổi dậy của người Hồi giáo. Cuộc nổi dậy đẩy lên cao trào sau năm 2013 và hiện phần lớn đã bị dập tắt.

Kể từ khi Hamas nắm quyền kiểm soát Gaza vào năm 2007, Ai Cập đã giúp thực thi lệnh phong tỏa vùng lãnh thổ này, hạn chế nghiêm ngặt việc di chuyển của người và hàng hóa.

Năm 2008, hàng chục nghìn người Palestine đã vượt biên sang Sinai sau khi Hamas đặt thuốc nổ phá nhiều đoạn rào chắn biên giới. Ai Cập sau đó phải xây dựng một bức tường bằng đá và xi măng.

Israel cho phép viện trợ đến Gaza sau yêu cầu của Tổng thống Biden

Các nước Ả Rập lo ngại rằng cuộc xung đột Hamas-Israel ở Gaza có thể gây ra một làn sóng di dời vĩnh viễn mới khỏi vùng đất mà người Palestine muốn thành lập nhà nước.

Đối với người Ả Rập và người Palestine, các sự kiện hiện tại gợi nhớ đến thảm họa năm xưa, khi nhiều người Palestine buộc phải rời bỏ nhà cửa trong cuộc chiến tranh năm 1948.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.