Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: ‘Không đủ dũng cảm để nhận tội’

Nói lời sau cùng trong phiên tòa "chuyến bay giải cứu", bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng do áp lực về mức án nhận hối lộ nên bản thân đã không đủ dũng cảm để nhận tội, nói dối cơ quan điều tra.

Chiều 21.7, HĐXX cho 54 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" được nói lời sau cùng trước khi nghị án.

Cựu Thư ký Thứ trưởng khóc nấc: Án tử hình quá nghiệt ngã, bị cáo mới ngoài 40

Trong vụ án này, bị cáo Phạm Trung Kiên và bị cáo Nguyễn Quang Linh, cựu thư ký Phó thủ tướng thường trực, cùng bị truy tố tội nhận hối lộ. Trong đó, ông Linh bị đề nghị mức án từ 7 - 8 năm tù; ông Kiên bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất trong nhóm tội này, bị đề nghị mức án tử hình.

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: ‘Không đủ dũng cảm để nhận tội’ - Ảnh 1.

Các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu"

TRẦN PHAN

Khai báo gian dối vì không đủ dũng cảm nhận tội

Mở đầu lời nói sau cùng của mình tại tòa, ông Kiên gửi lời xin lỗi HĐXX. Ông Kiên cho hay, mức án tử hình mà viện kiểm sát đề nghị là một bản án rất nghiệt ngã đối với cuộc đời mình, bản thân ông không nghĩ phải đối diện với mức án cao như vậy, phải loại trừ ra khỏi cuộc sống khi mới ngoài 40 tuổi.

"Bị cáo xin lỗi bố mẹ, xin HĐXX khi lượng khung hình phạt xem xét thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, khi đó không ai gần với ai cả. Khi đó, bị cáo đi cùng nhiều đoàn của Bộ Y tế để hướng dẫn người cách ly và công việc này ròng rã nhiều ngày liền, cộng thêm sự thiếu hiểu biết của pháp luật dẫn đến hành xử không đúng quy định", ông Kiên nói.

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: ‘Không đủ dũng cảm để nhận tội’ - Ảnh 2.

Bị cáo Phạm Trung Kiên

TRẦN PHAN

Trình bày thêm, bị cáo Kiên mong HĐXX xem xét gia cảnh hiện nay, khi bố đẻ ở chiến trường Tây nguyên trở về đã ngoài 70 tuổi, mẹ đẻ bị tâm thần nhiều năm, bố vợ cũng là thương binh, mẹ vợ thì ung thư phải phẫu thuật.

"Bị cáo là con trai duy nhất trong gia đình, hoàn cảnh bị cáo như thế này, một mình vợ phải gánh vác cuộc sống 2 bên, chăm sóc 2 con nhỏ" ông Kiên bật khóc nói.

Theo ông Kiên, khi nhận thông tin về vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), ông đã nhận thức được hành vi sai trái của mình, nhưng trước đó bị Covid-19 và áp lực về bản án nên đã "không đủ dũng cảm để nhận tội". 

Nhưng trong buổi làm việc đầu tiên với cơ quan điều tra, ông Kiên cho rằng mình đã khai rõ về việc các doanh nghiệp chuyển tiền mà không dám thừa nhận hành vi của mình là nhận hối lộ mà nói dối là các khoản vay.

Cuối cùng, ông Kiên xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt để được sống, trở về, có thể phụng dưỡng bố mẹ, chăm sóc con cái.

Xem nhanh 20h ngày 22.7: Chuyến bay giải cứu - Cựu thiếu tướng nói Hoàng Văn Hưng không hiểu luật

Không rèn luyện nên đánh rơi đạo đức

Đến lượt mình, bị cáo Nguyễn Quang Linh gửi lời xin lỗi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vì sai phạm của mình.

"Những sai phạm này, bản thân bị cáo đã nhận thức được từ rất sớm, rất ân hận và ăn năn hối cải, thành khẩn trước cơ quan điều tra", ông Linh nói.

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: ‘Không đủ dũng cảm để nhận tội’ - Ảnh 3.

Bị cáo Nguyễn Quang Linh

TRẦN PHAN

Nói về nguyên nhân của những sai phạm, ông Linh cho hay, xuất phát từ việc bản thân không rèn luyện, đánh rơi mất đạo đức công vụ của chính mình. Do vậy, từ khi bị tạm giam cho đến bây giờ và thời gian tới, bị cáo Linh cho rằng bản thân phải tiếp tục rèn luyện đạo đức và hướng thiện.

Ông Linh mong HĐXX xem xét quá trình công tác và các tình tiết giảm nhẹ để cho mình một bản án nhẹ nhất, sớm được trở về với xã hội, đoàn tụ với gia đình.

Sau khi hơn 20 bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX thông báo tạm nghỉ và tiếp tục làm việc vào 8 giờ sáng mai 22.7.

Doanh nghiệp đề nghị được trả lại tiền 'chạy án' để hoàn cho người mua vé

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.