Vì ‘mách’ Bộ trưởng mà sửa sai nhanh?

05/01/2015 11:15 GMT+7

Tháng 4 năm ngoái, trong một cuộc họp với ngành đường sắt, có lẽ do trăn trở nhiều chuyện từ lâu ở lĩnh vực đầy trì trệ này nên Tư lệnh ngành Giao thông - Vận tải đã phàn nàn tại hội nghị về một điều hết sức vô lý: Ngành đường sắt lâu nay quá yếu, chậm đổi mới vậy mà sao lúc bình xét cuối năm 2013, có tới 97,5% cán bộ công nhân viên vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ?

Tháng 4 năm ngoái, trong một cuộc họp với ngành đường sắt, có lẽ do trăn trở nhiều chuyện từ lâu ở lĩnh vực đầy trì trệ này nên Tư lệnh ngành Giao thông - Vận tải đã phàn nàn tại hội nghị về một điều hết sức vô lý: Ngành đường sắt lâu nay quá yếu, chậm đổi mới vậy mà sao lúc bình xét cuối năm 2013, có tới 97,5% cán bộ công nhân viên vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ?

duong-satTừ lời nhắc nhở nghiêm khắc của tư lệnh ngành Giao thông - Vận tải, chất lượng phục vụ ngành đường sắt đã được cải thiện rõ rệt - Ảnh: Khả Hòa
Rồi cũng tại cuộc họp đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng kể lại chuyện ông nhận được tin nhắn của "thượng đế" (khách hàng của đường sắt) là Tổng công ty Mía đường Việt Nam. Họ kêu đến ông vì đang bị ùn ứ biết bao tấn đường không cho lên tàu chuyển ra biên giới được, chỉ vì lãnh đạo xem nhẹ, thiếu đôn đốc cấp dưới thực hiện, dù hợp đồng đã ký kết.
Thật không ngờ, nhờ có cú "roi vọt" làm mất mặt cả ban lãnh đạo một ngành lâu nay được coi như một trong những huyết mạch của ngành giao thông vận tải, mà sau 8 tháng làm cuộc "cách mạng" quyết liệt, dù cho chuyện cải tạo hạ tầng cũng chưa có gì, nhưng cả ngành đã có bước chuyển tích cực đến bất ngờ.
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2015 hôm rồi của Tổng công ty Đường sắt, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá cao những nỗ lực đổi mới của ngành trong năm 2014 đã dần xóa hình ảnh trì trệ, lạc hậu của bao năm nay. Theo ông Thăng, "Tổng công ty Đường sắt đã đổi mới quyết liệt, từ việc nhỏ như bán vé điện tử, xây "ke" ga, bỏ vé tiễn... đến việc cổ phần hóa doanh nghiệp. Hạ tầng tuy không thay đổi, song tư duy thì đã thay đổi. Chúng ta thấy hình ảnh một ngành đường sắt đổi mới. Tôi đã nhận được nhiều tin nhắn khen ngợi thái độ phục vụ ân cần, chất lượng dịch vụ tốt hơn".
Tôi được biết, năm 2014, ngành đường sắt, sau khi bị "roi" của lãnh đạo bộ "quất", đã có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Ngành đã đổi mới hình ảnh nhà ga, nâng cao chất lượng phục vụ trên tàu và ở dưới nhà ga, điều hành giá vé, giá cước uyển chuyển hơn. Đã nâng cấp cải tạo mái che, cầu vượt, "ke" ga; triển khai việc khử mùi tàu bằng công nghệ vi sinh, rồi rốt ráo lắp đặt vệ sinh tự hoại trên các đoàn tàu khách. Mặt khác, hệ thống bán vé điện tử phục vụ hành khách trong dịp Tết Ất Mùi được nhiều hành khách hoan nghênh, đỡ mất thời gian của khách, xóa bỏ tình trạng phe vé, quá tải tại các nhà ga.
Tôi cũng thật bất ngờ khi mới đây, một người bạn tôi (vốn rất khó tính, lại bị chứng say xe) đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng bằng đường sắt. Do không thể vắng mặt trong đám cưới của con người bạn thân nên buộc phải đi tàu. Bạn tôi cũng đã ngạc nhiên vì không thể ngờ chỉ sau mấy tháng, thái độ và chất lượng dịch vụ trên tàu đã có tiến bộ rõ rệt như thế.
Sau khi đưa Nhà ga T2 Nội Bài vào khai thác, ngày 25.12, Bộ trưởng Thăng lại nhận được tin nhắn của hành khách về chuyện họ bị "chém" 100 ngàn đồng khi lỡ ăn tô mì tôm "không người lái", do cửa hàng không niêm yết giá đàng hoàng. Việc này không phải ông Thăng lần đầu cảnh báo các nhà ga. Cách đây cả năm, ông cũng đã bị khách nhắn tin phàn nàn ở một số sân bay và ông yêu cầu phải kiểm tra, chấn chỉnh. Ấy vậy mà chứng nào tật nấy, mới có vài tháng họ lại tái diễn. Thử hỏi, liệu Bộ trưởng Thăng quán xuyến sao nổi khi mà thuộc cấp của ông thiếu đi sự hưởng ứng, thực thi nghiêm túc yêu cầu của tư lệnh ngành?
Bộ trưởng Thăng cũng cho hay, ông còn nhận được tin nhắn của một vị khách nước ngoài khen “Nhà ga mới đẹp, nhân viên thân thiện, dịch vụ, trong đó có dịch vụ taxi được tổ chức tốt. Bảo vệ sân bay hỗ trợ hành khách khá nhiệt tình"... Như vậy chứng tỏ để bảo đảm được yêu cầu của hành khách, còn cần phải tiếp tục uốn nắn, chấn chỉnh tiếp. Thực ra, Bộ trưởng mới có văn bản chỉ đạo ngành hàng không sát sao về chất lượng, thái độ phục vụ nên mới được thế.
Như vậy cũng đủ thấy, nếu không có những tin nhắn bức xúc của khách hàng, nếu không có người "mách" Bộ trưởng chuyện này chuyện nọ thì làm sao ông biết và có sự chỉ đạo rốt ráo, sát sao như thế? Và, không biết liệu ngành đường sắt Việt Nam hoặc không biết liệu cái dịch vụ chặt chém dễ sợ ở các nhà ga hàng không Việt Nam lâu nay rồi sẽ ra sao? Qua mấy ví dụ trên cho thấy, thuộc cấp của ông ở Bộ Giao thông - Vận tải, mà cụ thể là ở các ngành, nếu không có tác phong làm việc quyết liệt như ông, đồng hành cùng ông thì dù Bộ có tới 10 ông như Bộ trưởng Thăng, e rằng bộ này cũng bó tay!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.