Xem múa 'Con đĩ đánh bồng' ở hội làng Triều Khúc

27/02/2015 19:36 GMT+7

(TNO) Vui tươi, rộn ràng, cả ngàn người tham dự nhưng rất trật tự, văn minh, đó là lễ hội làng Triều Khúc - nức tiếng với điệu múa cổ nhất Thăng Long “Con đĩ đánh bồng”, vừa diễn ra hôm nay 27.2, tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

(TNO) Vui tươi, rộn ràng, cả ngàn người tham dự nhưng rất trật tự, văn minh, đó là lễ hội làng Triều Khúc - nức tiếng với điệu múa cổ nhất Thăng Long “Con đĩ đánh bồng”, vừa diễn ra hôm nay 27.2, tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Trong bối cảnh các lễ hội ở miền Bắc đang vướng phải hàng loạt bê bối do ẩu đả, đánh nhau, hỗn chiến vì giành quả phết, hoa tre hay bị lên án vì quá phản cảm, đẫm máu, man rợ, lễ hội làng Triều Khúc để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về sự tổ chức quy củ, những màn biểu diễn nghệ thuật đẹp mắt, hướng giới trẻ tới lịch sử dân tộc, gìn giữ văn hóa đẹp của cha ông.
Hội làng Triều Khúc diễn ra từ hôm nay (9.1 âm lịch) đến 2.3 (12.1 âm lịch). Lễ hội năm nào cũng thu hút đông đảo dân làng và du khách thập phương tới tham dự, số người đến xem năm nay tăng cao đột biến.
khong-co-danh-nhau-con-di-danh-bongNhững chàng trai giả gái trong điệu múa bồng ở làng Triều Khúc
Theo nghệ nhân Triệu Đình Hồng, người dân gốc Triều Khúc - “người giữ lửa” điệu múa cổ nhất Thăng Long “con đĩ đánh bồng”, điệu múa này có từ thời Bố Cái đại vương Phùng Hưng đánh thắng giặc Đường tại thành Tống Bình (Hà Nội bây giờ). Bố Cái đại vương Phùng Hưng đã chọn làng Triều Khúc làm nơi khao quân, cho những chàng trai đóng giả gái để múa khích lệ quân lính. Từ đó, điệu múa "Con đĩ đánh bồng", hay còn gọi là múa bồng trở thành sản phẩm văn hóa đặc sắc trong tất cả những ngày hội làng Triều Khúc, còn lại đến ngày nay.
Điệu múa bồng có ở nhiều nơi, nhưng đến nay, chỉ duy nhất ở Triều Khúc, điệu múa này giữ được nguyên hồn cốt và thần thái.
Để có những điệu múa đẹp, các chàng trai làng Triều Khúc phải tô son, trang điểm, mặc áo mớ ba mớ bảy nhảy múa nhịp nhàng, dáng đi yểu điệu trong tiếng hò reo khích lệ và những tràng cười sảng khoái của đông đảo dân làng.
Những chàng trai nhập vai phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, đó là con trai gốc của làng Triều Khúc, mặt mũi khôi ngô, học hành giỏi giang, biểu diễn uyển chuyển, nhất là đôi mắt khi diễn phải nhìn đong đưa, trìu mến với bạn diễn cùng.
Không phải ai cũng đáp ứng được đầy đủ tiêu chí này. Để có được những phút biểu diễn thành công trong ngày hội, những chàng trai Triều Khúc được tập luyện kỳ công, có khi cả năm. Hiện tại, ở Triều Khúc còn có Câu lạc bộ múa bồng, nơi những người trẻ Triều Khúc muốn gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa quê hương.
Những hình ảnh vui tươi của lễ hội làng Triều Khúc với màn múa "Con đĩ đánh bồng" do Thanh Niên Online ghi lại:
khong-co-danh-nhau-con-di-danh-bong
khong-co-danh-nhau-con-di-danh-bongChuẩn bị cho điệu múa "Con đĩ đánh bồng"
khong-co-danh-nhau-con-di-danh-bong
hoi-lang-Trieu-Khuc-khong-co-danh-nhauĐể có được những màn biểu diễn uyển chuyển, lấy được tiếng cười của khán giả như thế này, các thanh niên Triều Khúc phải tập luyện thường xuyên
hoi-lang-Trieu-Khuc-khong-co-danh-nhauKhai hội rộn rànghoi-lang-Trieu-Khuc-khong-co-danh-nhauLễ hội diễn ra từ nay đến hết 12.1 âm lịchhoi-lang-Trieu-Khuc-khong-co-danh-nhau
hoi-lang-Trieu-Khuc-khong-co-danh-nhau
hoi-lang-Trieu-Khuc-khong-co-danh-nhauNhững cụ bà trẩy hội lànghoi-lang-Trieu-Khuc-khong-co-danh-nhauRước kiệu Bố Cái đại vương Phùng Hưng về đình lànghoi-lang-Trieu-Khuc-khong-co-danh-nhau
hoi-lang-Trieu-Khuc-khong-co-danh-nhauNăm nào cũng diễn ra nhưng hội làng Triều Khúc luôn thu hút cả ngàn người đến dự vì sức hấp dẫn, văn minh trong cách thức tổ chức, biểu diễn tại lễ hội
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.