Vẽ phận người bằng âm nhạc

11/02/2011 09:08 GMT+7

Tài năng piano Trang Trịnh, 25 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ Học viện m nhạc Hoàng gia Anh, sẽ có sô diễn đầu tiên tại Việt Nam mang tên Nhật ký dương cầm, diễn ra ở Hà Nội và TPHCM.

Gương mặt xinh xắn, nụ cười thường trực trên môi, Trang Trịnh (Trịnh Mai Trang), pianist tài năng được đào tạo bài bản tại Học viện m nhạc Hoàng gia Anh, tâm sự cô đang rất hồi hộp chờ đêm diễn đầu tiên ở Việt Nam (ngày 23-2).
 
Hơn 20 năm gắn bó với cây đàn piano, biểu diễn ở rất nhiều sô lớn, nhỏ trên khắp châu u nhưng đây là lần đầu tiên Trang Trịnh tổ chức chương trình biểu diễn của mình ở Việt Nam.
 
Trang bảo từ lâu lắm, cô đã có ước muốn được về biểu diễn tại quê hương nhưng mỗi khi nghĩ đến live show lại lo lắng không biết có ai nghe mình, không biết mình có được đón nhận? Phải đến tận sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, tháng 11-2010, Trang Trịnh mới quyết định về nước làm live show để mời khán giả thưởng thức những ngón đàn điêu luyện của mình, như giáo sư Christopher Elton, Học viện m nhạc Hoàng gia Anh, nhận xét: “Thông minh và rất thú vị”.
 
Tài năng và may mắn
 
Sinh năm 1986 tại Hà Nội, dù không xuất thân từ gia đình hoạt động nghệ thuật nhưng từ năm 4 tuổi, Trang Trịnh đã đến với cây đàn piano, giành giải cao nhất trong cuộc thi “Tài năng trẻ piano” năm 1996, 1997.
 
Trang Trịnh thường xuyên được mời tham gia chương trình âm nhạc cổ điển phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam. Cô cũng may mắn được học và biểu diễn cùng Claude Kahn, nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng của Pháp. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội vào năm 2004, Trang Trịnh nộp hồ sơ thi vào Học viện m nhạc Hoàng gia Anh. Khi ấy, học viện này đã qua kỳ tuyển sinh.

Con đường âm nhạc của Trang Trịnh được đánh dấu khi cô gặp được hai giáo sư lỗi lạc của học viện là Christopher Elton và Hilary Coates. Họ đã nghe được ngón đàn đầy triển vọng của Trang Trịnh, cùng với sự yêu mến đặc biệt dành cho cô học trò nhỏ đến từ Việt Nam, hai vị giáo sư này đã có quyết định bất ngờ, lần đầu tiên trong đời họ, thuyết phục Học viện m nhạc Hoàng gia Anh tổ chức lại hội đồng chấm thi dành riêng cho một mình Trang Trịnh.
 
Bất ngờ hơn, Trang Trịnh được chọn, chính thức vào học tại Học viện m nhạc Hoàng gia Anh, với học bổng Sterndale Bennett (học bổng mang tên một nhạc sĩ nổi tiếng người Anh sống ở thế kỷ XIX).
 
Đam mê và nghị lực
 

Nhật ký của đời người

Để thực hiện Nhật ký dương cầm, Trang Trịnh đã lục tìm trong lịch sử nhạc cổ điển các tác phẩm của các nhạc sĩ nổi tiếng: Mendelssohn, Mozart, Beethoven, Schumann, Elgar, Chopin, Debussy để chọn hơn 10 tác phẩm phù hợp.
 
Cô bảo muốn qua âm nhạc, thể hiện được những thăng trầm trong vòng quay của một đời người. Từ những ngây thơ ban đầu cho tới khi trưởng thành, biết yêu đương, có những niềm vui nhưng cũng không ít nỗi buồn, rồi trải qua khó khăn, phong ba của cuộc sống, có cả sự trải nghiệm và chia ly... Mỗi giai đoạn cuộc đời đó, Trang Trịnh lại cố gắng tìm những tác phẩm tương ứng.
 
Ví dụ ở phần đầu chương trình, bản Sonata C Major của Mozart là sự hồn nhiên từ 7-10 tuổi hay tác phẩm Rondo Đồng xu bị mất của Beethoven với tính chất âm nhạc trong sáng hồn nhiên phù hợp với quãng đời từ 16-20 tuổi.
 
Ở phần 2 của chương trình, bản Sonata F Major của Mozart là những cảm xúc ở tuổi 35 - 50. Đặc biệt, ở gần cuối chương trình, có bản Sonate Ánh trăng (Moonlight) vốn đã quen thuộc, nhiều người nhầm tưởng đó là một bản nhạc lãng mạn, tình tứ như một bài ca tình yêu... nhưng trên thực tế, lại chứa đựng nỗi niềm của sự mất mát chia ly, sự cô đơn mà Beethoven muốn ghi lại khi ông ở tuổi trưởng thành, khoảng năm 1801, trước khi ông mất 27 năm...

Tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc nhưng ít người biết cô từng có lúc bi quan nghĩ rằng cuộc đời mình đã kết thúc khi cánh tay bị chấn thương ngay trước kỳ thi tốt nghiệp, tháng 5-2009.

Đang háo hức cho kỳ thi, cô nhận được tin sét đánh từ bác sĩ đề nghị phải ngừng tập đàn và điều trị vật lý trị liệu. Tưởng đã phải xa những phím đàn mãi mãi nhưng cô đã nỗ lực hết mình để đến với âm nhạc theo cách của riêng mình.
 
Quay lại với những thang âm cơ bản dành cho người mới học, cô đứng trước gương hằng ngày tập luyện và tưởng tượng đôi tay như đang gõ trên phím đàn. Khi đôi tay dần khỏe lại, mỗi ngày, Trang tập 10 phút bằng cách nhìn vào gương để tập lại những bài luyện ngón, khi rời khỏi đàn thì phải tập nhìn tổng phổ và bản nhạc.
 
 Nhiều lúc thấy khó quá, Trang đã nghĩ đến chuyện bỏ diễn piano để học ngành khác nhưng cũng lúc ấy, Trang thấy mình yêu piano đến nhường nào. Và cô lại cố, từng chút một... để chiến thắng số phận.
 
Thành quả bất ngờ
 
Rất có duyên với các giải thưởng, Trang Trịnh sở hữu một bộ sưu tập giải thưởng mà nghệ sĩ nào cũng ước mơ. Năm 2006 là giải nhất trong Festival “Paganini”, năm 2007 giành “Francis Simmer Prize”, giải dành cho người xuất sắc nhất cuộc thi độc tấu piano và giải “Lilian Davis Prize”, cuộc thi biểu diễn các tác phẩm Sonata - Beethoven.
 
Năm 2008, cô được giải “Gretta GM Parkinson Prize” 2008, giải thưởng cho người có thành tích học tập xuất sắc, giải nhì trong cuộc thi Beethoven (London RAM), giải “Mozart Prize” (cuộc thi Jacque Samuel Competition) năm 2009.
 
Cô cũng đã tham gia biểu diễn tại các festival thế giới như Beethoven Unwrapped (London 2008) và Crescendo (Hungary 2010 - bài biểu diễn Debussy Prelude Feux d’Artifice được phát trên truyền hình Hungarian Television).
 
Tham gia nhiều chuyến lưu diễn châu u với các buổi biểu diễn độc tấu tại Vienna, Dublin, Belfast, London, năm 2010, khi hoàn thành xuất sắc bằng thạc sĩ âm nhạc chuyên ngành biểu diễn tại Học viện m nhạc Hoàng gia Anh, Trang Trịnh đã được mời làm việc cho dàn nhạc All Souls Orchestra, một dàn nhạc lớn tại London. Một công ty tổ chức biểu diễn uy tín của Áo đã đề nghị cô ký độc quyền biểu diễn tại đất nước này.
 
Về nước chuẩn bị cho live show ở Hà Nội (ngày 23-2) và TPHCM (tháng 4-2011), Trang bảo nếu hai live show này thành công, dù cơ hội ở nước ngoài rất nhiều, cô vẫn muốn trở về Việt Nam để phát triển sự nghiệp.
 
Có rất nhiều dự án đang chờ Trang nhưng cô muốn ưu tiên cho những dự án âm nhạc dành cho trẻ em, như cô đã từng thực hiện cho trẻ em mồ côi tại huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc hồi năm 2007, 2008.

Theo Người Lao Động

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.