Triển lãm cổ ngọc Việt

02/08/2011 23:14 GMT+7

Nhiều cổ ngọc có niên đại từ thời tiền - sơ sử, 10 thế kỷ đầu Công nguyên, cho đến thời Lê- Nguyễn, lần đầu tiên được trưng bày, giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội), bắt đầu từ ngày 2.8.

Cổ ngọc thuộc 10 thế kỷ đầu Công nguyên trong triển lãm cho thấy kỹ thuật chế tác ngọc đã khá phát triển. Cổ ngọc có những hoa văn khắc chạm phong phú, phản ánh giao lưu văn hóa với nước ngoài. Nhiều loại ngọc được tìm thấy vào giai đoạn này. Ngoài đồ trang sức, ngọc được sử dụng để làm nghiên mực, tượng rồng thú, hổ nằm, linh thú…


Cổ ngọc thời Nguyễn - Ảnh: Minh Ngọc 

Đáng kể nhất trong triển lãm là cổ ngọc triều Nguyễn. Ngoài phần sưu tầm trước năm 1954 của Bảo tàng Louis Finot, số cổ ngọc mà Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hiện có nằm trong số bảo vật triều Nguyễn được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp nhận sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945. 

Trong số cổ ngọc triều Nguyễn được trưng bày, độc đáo nhất có thể kể đến bộ bốn chiếc nghiên ngọc (dùng đề mài mực, mài son) khắc bốn bài thơ ngự chế của vua Thiệu Trị, bộ đồ uống trà có chạm khắc hoa văn như ý của vua Thiệu Trị, bộ đồ ăn trầu (gồm 1 khay, 2 hộp, 1 ống nhỏ) trang trí phượng, các ngọc tỷ của vua Nguyễn… Thời Nguyễn, những người thợ thủ công Việt không chỉ đạt đến trình độ tinh xảo trong kỹ thuật chế tác ngọc, mà còn kết hợp khéo léo giữa ngọc với vàng, bạc, đồi mồi...  

Minh Ngọc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.