Phóng sự ảnh: Thầy giáo mù với ‘nhạc viện’ tự lập

17/02/2015 06:22 GMT+7

(TNO) Dạy đàn cho người bình thường đã khó, huống chi dạy đàn cho người khuyết tật. Vậy mà suốt gần 10 năm qua, anh Lê Văn Đến (46 tuổi, quê Trà Vinh) vẫn cần mẫn dạy đàn cho người khiếm thị dù rằng bản thân anh hơn 40 năm cũng chưa từng nhìn thấy nốt nhạc, phím đàn.

(TNO) Dạy đàn cho người bình thường đã khó, huống chi dạy đàn cho người khuyết tật. Vậy mà suốt gần 10 năm qua, anh Lê Văn Đến (46 tuổi, quê Trà Vinh) vẫn cần mẫn dạy đàn cho người khiếm thị dù rằng bản thân anh hơn 40 năm cũng chưa từng nhìn thấy nốt nhạc, phím đàn.

Video: Thầy giáo mù và "nhạc viện" của riêng mình - Thực hiện: Nguyễn Bình - Thiên Hương
Sinh ra trong một gia đình khó khăn. Nhà có sáu anh chị em thì hai người phải chịu cảnh mù lòa, khiếm thị. Anh Đến đã sớm làm quen với bóng tối từ nhỏ nhưng nghị lực đã giúp anh luôn vượt qua những trắc trở trong cuộc sống
Năm 14 tuổi, anh Đến rời quê Trà Vinh lên TP.HCM kiếm sống. Trải qua rất nhiều công việc chân tay, có lúc bị kẻ xấu cướp hết quần áo, thức ăn, có khi phải nhịn đói lang thang ngoài đường vì không tìm được chỗ trú thân…
Vậy rồi, số phận run rủi, anh được một thầy giáo mù dạy đàn miễn phí. Người bình thường học đàn đã khó, huống chi người khiếm thị
Không nhìn thấy những phím đàn, cũng chưa từng biết mặt nốt nhạc ra sao nhưng bằng nỗ lực của mình, anh tập ghi nhớ và lắng nghe bằng đôi tai
Cũng vì khiếm thị nên màn hình phần cảm ứng trên chiếc đàn organ, anh tự chế những gò nổi để dễ dàng sử dụng
Sau thời gian làm đủ thứ nghề và dành dụm được một số tiền, anh Đến và vợ - cũng là một người khiếm thị - xây một căn nhà ở huyện Củ Chi, TP.HCM. Thương cho những cảnh đời khó khăn như mình, năm 2007, hai vợ chồng bàn nhau lập nên mái ấm Mây bốn phương nhằm cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Trong mái ấm này, những người già neo đơn, trẻ em cơ nhỡ, thậm chí người bệnh tâm thần cũng được hai vợ chồng anh Đến đùm bọc, lo miếng ăn chốn ở
Với những người khiếm thị như mình, anh Đến truyền lại ngón nghề đàn hát để họ có thể tự lực cánh sinh mà không mặc cảm với xã hội
Tiếng lành đồn xa, nhiều người khiếm thị, khó khăn tìm đến mái ấm ngày càng nhiều. Hai vợ chồng phải xây thêm phòng cho họ ở. Ngoài ra, anh Đến còn tìm mua đàn cũ, sửa lại để những người khiếm thị có phương tiện học tập và kiếm sống
Tính đến nay, đã có hơn khoảng 100 học viên được anh Đến dạy đàn miễn phí và hỗ trợ. Căn nhà nhỏ cũng nhờ vậy mà luôn rộn rã tiếng cười đùa của trẻ thơ, tiếng đàn của những người khiếm thị. Tết đến, trong khi người Sài Gòn hối hả chuẩn bị đón năm mới thì tại mái ấm này, mùa xuân đã về từ bao giờ…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.