Phát ấn đền Trần như thế nào?

28/12/2011 13:52 GMT+7

(TNO) Sáng 28.12, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2011 với 3 điểm cầu Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Kế hoạch phát ấn đền Trần năm nay cũng được đưa ra bàn thảo.

(TNO) Sáng 28.12, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch (VH-TT-DL) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công ác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2011 với 3 điểm cầu Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

>> Tranh luận về ấn đền Trần
>> “Chạy” cả thánh thần
>> Đi mua “Ấn đền Trần”: Nào là Ấn thánh, nào là Ấn vua
>> Chen lấn xin ấn đền Trần

Tại hội nghị này, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là công tác tổ chức lễ hội đền Trần năm 2012. Theo kết luận của Bộ trưởng VH-TT-DL trong buổi làm việc với tỉnh Nam Định, lễ khai ấn đền Trần năm 2012 vẫn diễn ra vào đêm 14 tháng giêng âm lịch, nhưng không phát ấn ngay đêm 14 và rạng sáng 15.

Theo đề án đề xuất của Viện Văn hóa nghệ thuật, lễ khai ấn phải do cộng đồng địa phương tổ chức theo truyền thống, Nhà nước không tham gia bất cứ hoạt động nào trong lễ khai ấn và nên phát ấn (miễn phí) từ 8 giờ sáng ngày 15 tháng giêng âm lịch đến hết năm.

Ông Lương Hồng Quang - Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật - nhấn mạnh, cần “giải thiêng” cho chiếc ấn và chiếc ấn chỉ có tính chất cầu an. Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Huỳnh Vĩnh Ái cho rằng nên coi chiếc ấn như vật kỷ niệm, có thể phát quanh năm để du khách về thăm đền Trần vào thời gian nào cũng đều có thể nhận ấn mang về.  

Ông Khúc Mạnh Kiên - Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định - cho biết lễ khai ấn sẽ được thực hiện đúng theo kết luận của Bộ Trưởng VH-TT-DL, do các cụ nhà đền và nhân dân địa phương tổ chức. Ấn được phát từ 8 giờ sáng ngày 15 tháng giêng âm lịch và dự kiến chỉ kéo dài đến hết tháng giêng.  

Tại hội nghị, nhiều ý kiến được đưa ra xung quanh việc có nên cấm sản xuất đồ hàng mã cũng như cần sớm có mô hình quản lý di tích, phân cấp quản lý lễ hội.

 Minh Ngọc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.