Ông 'tổ cãi' ở Quảng Nam dám cãi… vua ra sao?

02/07/2015 14:07 GMT+7

(TNO) Sau khi Thanh Niên Online đăng bài Làng… tổ cãi ở Quảng Nam viết về ông Nguyễn Văn Lang ở làng Hương Quế (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) là người dám cãi lại vua, không chịu vào chầu mà khuyên vua 14 điều về nghệ thuật trị dân, nhiều bạn đọc thắc mắc muốn biết những điều 'cãi' vua của ông gồm những gì mà dân gian tôn vinh là… tổ cãi.

(TNO) Sau khi Thanh Niên Online đăng bài Làng… tổ cãi ở Quảng Nam viết về ông Nguyễn Văn Lang ở làng Hương Quế (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) là người dám cãi lại vua, không chịu vào chầu mà khuyên vua 14 điều về nghệ thuật trị dân, nhiều bạn đọc thắc mắc muốn biết những điều “cãi” vua của ông gồm những gì mà dân gian tôn vinh là… tổ cãi, và địa danh quê hương ông trở thành tổ cãi, cùng một số nét chấm phá về cuộc đời người con xứ Quảng nghĩa khí này.

Ông “tổ cãi” ở Quảng Nam dám cãi …vua ra sao ? 1Làng tổ cãi Hương Quế (Quảng Nam) bình yên sau lũy tre mùa hè
Trong gia phả tộc Nguyễn ở Hương Quế ghi lại: Ông Nguyễn Văn Lang vốn thuộc dòng dõi Nguyễn Trãi (Hải Dương), là cháu của Thái bảo Hoằng Quốc công Nguyễn Công Duẩn (người theo Lê Lợi chống quân Minh), con trai Thái úy Trinh Quốc công Nguyễn Đức Trung (Điện tiền chỉ huy sứ dưới thời vua Lê Nhân Tông, có công cùng Nguyễn Xí giết nghịch đảng đưa Lê Thánh Tông lên ngôi) và là em rể Trung công Đô đốc Phạm Nhữ Tăng.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Nguyễn Văn Lang là người thông thao lược, giỏi thiên văn, có sức mạnh bắt cả hổ” nên được cử làm Thủy quân vệ Chỉ huy đóng giữ thành Tây Đô (Thanh Hóa). Nhờ có nhiều công lớn trong việc giúp vua dẹp loạn, bạo phản nên ngài Lang được phong chức Thừa tướng Thượng tể.
Theo Nguyễn Văn Hoa, Phó chủ tịch phụ trách văn xã UBND xã Quế Phú (huyện Quế Sơn), người rất am hiểu lịch sử vùng này cho biết: Làng Hương Quế nhiều người giỏi đến mức trong dân gian còn lưu truyền câu sấm: “Bao giờ núi Quế hết cây/Bàu Sanh hết nước làng này hết quan” để diễn tả sự đỗ đạt và thịnh vượng của làng.
Thật vậy, suốt từ thời phong kiến, chỉ riêng tộc Phạm đã có nhiều người thi đỗ và làm quan lớn: Phạm Nhữ Triều, Phạm Nhữ Ngọc, Phạm Nhữ Đa, Phạm Nhữ Phong, Phạm Nhữ Khuê, Phạm Nhữ Thuật… Về nữ có bà Phạm Thị Lang là vợ thiếu phó Quận công Tống Phước Khang dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan. Con gái bà Lang là Tống Thị Trước làm thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Tần. Sau khi bà mất được phong Huệ thánh Hoàng hậu. Sau này bà Phạm Thị Phỉ, một người con gái xinh đẹp của làng cũng được tuyển vào cung và trở thành nhũ mẫu của chúa Nguyễn Phúc Thái, lúc chết được phong Quốc vương nhũ mẫu Quốc thích…
Ông “tổ cãi” ở Quảng Nam dám cãi …vua ra sao ? 2Nhà thờ tộc Nguyễn Văn, nơi đang thờ cúng người được xem là thủy tổ cãi của Quảng Nam Nguyễn Văn Lang
Nhà báo - nhà nghiên cứu Trương Vũ Quỳnh (Đà Nẵng) kể: “Lúc bấy giờ trong triều vua Tương Dực hoang dâm, tửu sắc, nhân dân rất ca thán. Mạc Đăng Dung lại âm mưu cướp ngôi nên ra tay sát hại công thần. Nhận thấy không thể can gián nhà vua, ngăn việc cướp ngôi của Mạc Đăng Dung nên nhân nhà có tang cha, ông xin nhà vua cho về nghỉ ngơi. Sau một thời gian, nhà vua có chiếu chỉ thị ông vào triều bái yết. Ông không đi mà chỉ dâng điều trần “bình trị” gồm 14 điều khuyên nhà vua”. Được sự cho phép của ông Nguyễn Văn Thành, hậu duệ đời thứ 13 của ông Nguyễn Văn Lang, chúng tôi xin ghi lại 14 điều ấy như sau:
Tự răn mình sửa đổi để tránh mọi tai họa cho dân
Phát lòng hiếu thảo, nhớ ơn các đấng tổ tiên đã dày công xây dựng non sông, để làm sáng tỏ tấm lòng trung hậu
Lánh xa thanh sắc để chính lòng người
Trừ khử lũ gian nịnh được muôn điều giáo hóa được trong sạch
Thận trọng trong việc ban quan tước để tôn trọng phép tắc thưởng phạt của triều đình
Thuyên chuyển phải công bằng để cho sáng đàng tiến dụng
Sử dụng tài chính không nên lãng phí để nêu gương tiết kiệm cho nhân dân
Cấm điều nhũng làm để bài trừ thói tham ô
Tu chính võ bị để đủ sức mạnh phòng thủ đất nước
Trọn điều can gián để bầy tôi bày tỏ chí khí can trực cảm ngôn của mình
Khoan sức dân cho thích hợp với lòng dân ngưỡng vọng
Hiệu lệnh nhà vua ban ra cần phải giữ đúng để nhân dân yên chí, khỏi lo ngại sự đổi thay
Thiết lập pháp chế triều đình để mở rộng công cuộc bình trị…”
Ông “tổ cãi” ở Quảng Nam dám cãi …vua ra sao ? 3Ông Nguyễn Văn Thành (phải), hậu duệ thứ 13 của ông Nguyễn Văn Lang
Ông “tổ cãi” ở Quảng Nam dám cãi …vua ra sao ? 4Nội dung 14 điều khuyên bị cho là cãi vua của ông Nguyễn Văn Lang được treo trang trọng tại nhà thờ tộc Nguyễn Văn ở Quế Phú (Quảng Nam)
Đọc xong sớ điều trần “bình trị” nhà vua không giận… chém đầu Nguyễn Văn Lang mà còn nghe theo lời ông, buộc triều thần đem 14 điều nói trên ra nghị luận. Hiện nay 14 điều khuyên bị cho là… cãi nhà vua của ông Nguyễn Văn Lang được treo trang trọng tại nhà thờ tộc Nguyễn Văn và được xem như là tài sản vô giá của làng Hương Quế và người dân Quảng Nam để minh chứng cho câu nói “Quảng Nam hay cãi” xuất xứ từ chính vị thủy tổ dám “cãi” lại vua này.
Theo tác giả Phan Khoang trong cuốn Lịch sử Đàng Trong, khi chết Nguyễn Văn Lang được triều đình phong tước Nghĩa Huân vương, tế và an táng được dùng nghi lễ theo tước vương và được tạc tượng bằng kim loại để thờ. Con thứ hai của Nguyễn Văn Lang là Nguyễn Ngọc Thanh sau này theo phò Nguyễn Kim và được phong Chánh đô đốc và là một trong tam vị tiền hiền của làng Hương Quế được thờ chung với ông tại nhà tộc Nguyễn Văn giữa làng tổ cãi ở Quảng Nam hiện nay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.