Huế xúc động tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng

09/03/2015 18:13 GMT+7

(TNO) Chiều nay 9.3, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (15 Lê Lợi, TP.Huế) tỉnh Thừa Thiên-Huế đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm Họa sĩ Lê Bá Đảng.

(TNO) Chiều nay 9.3, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (15 Lê Lợi, TP.Huế), tỉnh Thừa Thiên-Huế đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm Họa sĩ Lê Bá Đảng.

Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên- Huế đọc diễn văn tưởng niệm họa sĩ Lê Bá ĐảngÔng Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên- Huế,
 đọc diễn văn tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng
Buổi lễ diễn ra xúc động với sự có mặt của đông đủ lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND và UBMTTQVN tỉnh cùng nhiều văn nghệ sĩ, trí thức… những người yêu quý người nghệ sĩ tài hoa.

Đọc diễn văn tưởng niệm tại buổi lễ, ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế đã điểm lại những đóng góp to lớn mà họa sĩ Lê Bá Đảng đã dành cho Thừa Thiên-Huế nói riêng cũng như cả nước nói chung. 

Theo đó, họa sĩ Lê Bá Đảng sinh ngày 26.7.1921 tại làng Bích La Đông (xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Sau một thời gian lâm bệnh, ông mất lúc 1 giờ 15 ngày 7.3 (giờ địa phương) tại Paris, Cộng hòa Pháp, hưởng thọ 94 tuổi. Tang lễ được tổ chức tại nhà riêng ở Paris.

Năm 1939, họa sĩ sang Pháp trong đoàn lính thợ của quân đội Pháp bị phát xít Đức bắt làm tù binh. Sau đó ông học tại Học viện nghệ thuật Toulouse và tham gia vào nhiều phong trào đấu tranh ủng hộ Việt Nam trên đất Pháp. 
Học sinh sinh viên Huế tưởng niệm họa sĩHọc sinh sinh viên Huế tưởng niệm họa sĩ
Năm 1936, họa sĩ Lê Bá Đảng từng có mặt trong đoàn sinh viên ưu tú của VN tại Pháp ra sân bay đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn Chính phủ VN sang dự hội nghị Fontaible, họa sĩ chụp ảnh chung với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn Chính phủ VN tại sự kiện này. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, gia đình họa sĩ Lê Bá Đảng luôn tham gia, đóng góp vào hoạt động đấu tranh chống chiến tranh ở VN, kêu gọi những họa sĩ nổi tiếng như Picacso, Matta, Pigion… tham gia vào “Ngày trí thức Việt Nam” ký tên phản dối chiến tranh ở VN. Họa sĩ cũng đã sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài chiến tranh với trái tim yêu nước nồng nàn như các tác phẩm: Từ thời Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh”, bộ tranh Đất nước, Thánh Gióng, Đêm Trường Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh, chiến thắng Điện Biên Phủ…

Ông làm triển lãm đầu tiên tại Paris năm 1950 và sau đó là ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1989, ông được Viện Quốc tế Saint Louis (Hoa Kỳ) tặng giải thưởng Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo”; Năm 1992-1993, ông được Trung tâm tiểu sử Quốc tế Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) bình chọn là một trong số những người nổi tiếng toàn cầu; Năm 1994, ông được Nhà nước Pháp tặng Huân chương Nghệ thuật - Văn học Pháp (Chevalier de L'ordre des Arts et desLettres); tại Pháp đã có một khu văn hóa nghệ thuật lớn do Lê Bá Đảng thực hiện mang tên Giáo đường ảnh tượng.

Ông cũng đã được Nhà nước trao tặng Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tặng danh hiệu "Vinh danh nước Việt" năm 2005.

Theo lời mời của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, họa sĩ Lê Bá Đảng cũng đã trở về Huế và có nhiều hoạt động nghệ thuật tại các kỳ festival. Năm 2006, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã dành tòa nhà có kiến trúc đẹp ngay bên bờ sông Hương để làm Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng. Họa sĩ cũng đã dành tặng cho Thừa Thiên-Huế phần lớn tác phẩm nghệ thuật của mình qua nhiều đợt, đến nay đã có 449 tác phẩm và 45 tư liệu quý đã được họa sĩ hiến tặng cho tỉnh để trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng.

Ngoài ra, tại Huế, họa sĩ Lê Bá Đảng cũng còn một dự định lớn chưa thực hiện được đó là thực hiện dự án “Bức tranh khổng lồ” hay “khu vườn VN khổng lồ” tại khu vực Bàu Hồ (xã Thủy Xuân, TP.Huế). Theo nhà văn Tô Nhuận Vỹ, trong nhiều lá thư và trao đổi với nhà văn, họa sĩ đều thể hiệm tâm huyết xây dựng tại Huế một không gian nghệ thuật có một không hai mà ở đó sẽ có những tranh tượng về lịch sử về tự hào của dân tộc VN. Tiếc thay, những dự định lớn chưa thực hiện được thì họa sĩ đã ra đi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.