"Gốm Cây Me"

16/11/2010 10:07 GMT+7

(TNO) Trong đợt mưa lũ lớn vào tháng 11.2009, lũ sông Côn đã làm xuất lộ một làng gốm trong lòng đất, thuộc xóm Mỹ Kim, thôn Đại Bình, xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, Bình Định.

Tại bờ sông Côn này, hiện vẫn còn các cây me cổ thụ hàng trăm năm tuổi nên làng gốm này có tục danh là gò "Gốm Cây Me".

Dấu tích làng gốm xưa kéo dài dọc theo bờ sông, dưới các bụi tre ven sông Côn.

Lũ đã làm xuất lộ những mảnh vỡ đủ các loại đồ dùng bằng gốm như: chén, tô, dĩa, bình vôi, lu... xếp chồng lên nhau dày trên 1m và dài hàng mấy trăm mét, nằm lẫn dưới rễ tre ven sông.

Người dân trong vùng cũng đã nhặt được những hiện vật còn nguyên vẹn. Như cụ Bùi Khắc Hoan (79 tuổi, ở tại làng này) đã nhặt được cả bộ gồm tô, chén, bình vôi...

Theo Viện khảo cổ học Việt Nam, Gò Cây Me là một trong những trung tâm sản xuất gốm Chăm cổ trên đất Bình Định.

Đây là một trầm tích văn hóa có giá trị, tuy nhiên hiện nay khu gốm này vẫn chưa được khai quật, nghiên cứu.


Một đoạn bờ sông Côn thuộc thôn Đại Bình xói mòn làm xuất hiện nhiều mảnh gốm


Nhiều mảnh gốm xếp chồng lên nhau dày gần 1m


Hai dãy lu (khạp) còn tương đối nguyên vẹn


Nhiều mảnh gốm đã bị trôi xuống sông Côn


Trên con đường làng dọc bờ sông có rất nhiều mảnh gốm


Miếu thờ Gò Cây Me với những cây me cổ thụ

 
Cây me cổ thụ bên bờ sông Côn nơi xuất hiện nhiều mảnh gốm


Bộ hiện vật tô, chén, bình vôi của ông Hoan


Một di tích có giá trị lịch sử khảo cổ như thế này cần được bảo vệ

Hoàng Tuấn
(thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.