Đổi mới chính là hơi thở văn học

29/05/2015 06:00 GMT+7

Ngày 28.5, tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN đã diễn ra cuộc Hội thảo khoa học quốc gia Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới thực trạng và triển vọng với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học nổi tiếng thuộc nhiều thế hệ khác nhau.

Ngày 28.5, tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN đã diễn ra cuộc Hội thảo khoa học quốc gia Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới thực trạng và triển vọng với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học nổi tiếng thuộc nhiều thế hệ khác nhau.

Quang cảnh hội thảo - Ảnh: V.CQuang cảnh hội thảo - Ảnh: V.C
Trong lời đề dẫn hội thảo, PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp khẳng định: Đổi mới là lẽ sống còn, là động lực phát triển của văn học nên hội thảo này là diễn đàn khoa học mở nhằm đánh giá thực trạng của văn học đổi mới và dự báo khả năng phát triển của văn học trong thời gian tới.
Bàn về tiến trình đổi mới trong văn học, nhà thơ Vũ Quần Phương cũng bàn đến dấu hiệu xô bồ của loại “văn học rác” trong đổi mới văn học. Luận về “Đổi mới chính là hơi thở”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng: “Khi một cá thể nghệ sĩ không có nền tảng văn hóa dân tộc hay chỉ có một nền văn hóa dân tộc bằng ký ức, chứ không phải là một đời sống anh ta đang sống ngày ngày thì anh ta sẽ không có sự sáng tạo thực sự”.
Đến với hội thảo còn nhiều tham luận của các nhà văn như GS Hà Minh Đức, Phong Lê, Trần Đình Sử... và nhiều nhà nghiên cứu văn học khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.