Cái mặc của người Việt

18/03/2012 03:23 GMT+7

Trước Cách mạng Tháng tám, học sinh các trường sơ tiểu ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc đều mặc quần trắng, áo dài trắng loại vải bông. Nhiều bà cụ ở quê như bà nội tôi mặc váy hay quần nơm, yếm áo cánh. Tôi nhớ hồi 3, 4 tuổi, tết đến, tôi và các em vẫn súng sính bộ áo dài màu lam.

Trước Cách mạng Tháng tám, học sinh các trường sơ tiểu ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc đều mặc quần trắng, áo dài trắng loại vải bông. Nhiều bà cụ ở quê như bà nội tôi mặc váy hay quần nơm, yếm áo cánh. Tôi nhớ hồi 3, 4 tuổi, tết đến, tôi và các em vẫn súng sính bộ áo dài màu lam.

Hồi phong trào Duy Tân thế kỷ 20, hô hào nhau cắt tóc ngắn chứ không “búi tóc củ hành”, được nhiều người theo, song có một số người già như ông nội tôi vẫn không chịu cắt vì sợ bất hiếu. Phong trào cổ động theo mới, đoạn tuyệt với cái cũ thật sự thành công nhất là đầu tóc, cách ăn mặc của đàn bà cũng như đàn ông.

Chắc không ai phủ nhận cái đẹp, cái tiên tiến của u phục và trên thế giới rất nhiều người mặc u phục.

Song nhiều nước luôn có quốc phục mặc trong các buổi lễ gia đình hay lễ quốc gia. Ví dụ như Philippines hay các nước Nam Mỹ dù ảnh hưởng u Mỹ đậm đà cũng cố tạo cho mình quốc phục cách tân từ u phục.

Thói quen, tập tục cũng rất quan trọng đối với cách ăn, cách mặc, cách ở.

Những người dân Ả Rập phần lớn sống ở vùng gần sa mạc nóng bức, ấy thế mà họ vẫn thích mặc quần áo phủ kín cả người… Người Ấn có cách ăn mặc riêng. Người Nhật trong sinh hoạt bình thường mặc u phục, song ngày lễ họ vẫn mặc quốc phục hay u phục được Nhật hóa.

Người Việt chúng ta cũng thế, ngoài u phục, các kiểu quần Tây, áo sơ mi, giày dép, dây thắt lưng như phương Tây, chúng ta có áo dài Việt, áo cánh, áo bà ba Việt, có guốc Việt, giày Việt (giày Gia Định).

Chiếc áo dài phụ nữ từ thập niên 30 thế kỷ 20, khởi đầu từ áo dài “Le Mur” do họa sĩ Cát Tường thiết kế và sau đó đã canh tân không ngừng, song vẫn giữ được bản sắc Việt, rất đáng tự hào. Phụ nữ Việt đa phần gọn gàng, thanh mảnh, mặc càng đẹp, càng duyên dáng, vừa kín đáo lại rất gợi cảm.

Chiếc áo dài đàn ông rất ít thay đổi, ngày càng ít người mặc, nhưng trong các dịp tế lễ, cúng giỗ vẫn được các cụ sử dụng. Đặc biệt, trong dịp hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2006 tổ chức ở Việt Nam, các nguyên thủ quốc gia từ Tổng thống Mỹ George W.Bush, Tổng thống Nga V.Putin đến Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào… đã mặc bộ áo dài truyền thống của nước ta, cũng thấy tự hào.

Chiếc áo cánh đàn bà cũng như đàn ông miền Bắc hay chiếc áo bà ba miền Nam thông dụng một thời, cũng ít được canh tân và ngày càng ít người mặc.

Quyết định cho học sinh THPT mặc áo dài đồng phục, các cuộc thi hoa hậu có phần trang phục áo dài là việc làm rất cần thiết để giữ gìn bản sắc Việt. Song trong hôn lễ, thời khắc quan trọng nhất của người con gái, con trai Việt Nam thì người ta có vẻ không coi trọng: cô dâu mặc đầm, chú rể mặc áo vest. Nên chăng trong các tiệc cưới, khi ra mắt chào quan khách bà con hai họ nên mặc lễ phục. Sau đó có thể thay áo khác thì hợp lý hơn.

Chừng nào chúng ta biết coi trọng lễ phục truyền thống, biết giữ gìn bản sắc để hội nhập song không hòa tan nhỉ?

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (tiến sĩ sử học)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.