“Bà đỡ” cho âm nhạc đương đại

05/06/2012 03:00 GMT+7

Kén khán giả, âm nhạc đương đại phải chật vật tìm cách tồn tại nếu như không may mắn có các “bà đỡ”.

Dàn nhạc Giao hưởng VN mỗi năm chỉ thực hiện từ một đến hai, năm nhiều nhất là ba chương trình về âm nhạc đương đại. Sau cuộc trình diễn tác phẩm của Trần Mạnh Hùng vào tháng 4 vừa qua, tháng 9 này, dàn nhạc sẽ hợp tác cùng nhạc sĩ Vũ Nhật Tân. Và, “bà đỡ” của chương trình là một quỹ hỗ trợ nghệ thuật của Na Uy.

Hiện tại, với Dàn nhạc Giao hưởng VN, nhà nước không có nguồn kinh phí riêng hỗ trợ cho âm nhạc đương đại. Các cơ quan quản lý văn hóa hay hội nghề nghiệp như Hội Nhạc sĩ VN cũng đứng ngoài cuộc.

Sự hỗ trợ âm nhạc đương đại tại một đơn vị biểu diễn của nhà nước còn khó khăn như vậy, huống chi với các nghệ sĩ độc lập, con đường này lại càng gian nan gấp bội. Nhạc sĩ Quốc Trung mất nhiều năm ròng chuẩn bị cho live show đầu tiên cũng là chương trình thể nghiệm theo phong cách world music mang tên Đường xa vạn dặm. Nhưng đến phút chót, anh phải hoãn vì lý do không có nhà tài trợ. May mắn là sau đó, với sự giúp đỡ của một công ty tư nhân (mà giám đốc là bạn anh), Đường xa vạn dặm mới đến với khán giả.

Từ năm 2008, Trí Minh là một trong những nghệ sĩ đã tạo dựng nên Liên hoan m thanh Hà Nội. Dù không hề dễ dàng nhưng với cố gắng bền bỉ của Trí Minh, liên hoan được diễn ra thường niên. Nghệ sĩ thì lại cho rằng con đường anh đi khá may mắn vì nhận được nhiều sự hỗ trợ, nhưng tất cả đều đến từ các tổ chức, quỹ văn hóa nước ngoài. Để chuẩn bị cho Liên hoan m thanh Hà Nội, Trí Minh được Hội đồng Anh hỗ trợ theo học khóa tổ chức liên hoan. “Chúng tôi chưa nhận bất kỳ một hỗ trợ nào đến từ các cơ quan, hoặc tổ chức của nhà nước. Nếu không có sự hỗ trợ của các trung tâm văn hóa nước ngoài, các công ty, thì Liên hoan m thanh Hà Nội rất khó tổ chức”, nghệ sĩ Trí Minh bày tỏ.

Đêm nhạc đương đại Vọng nguyệt do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức - Ảnh: N.L
Đêm nhạc đương đại Vọng nguyệt do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức - Ảnh: N.L 

“Bà đỡ” nước ngoài

Cũng giống như Liên hoan m thanh Hà Nội, đa số chương trình âm nhạc đương đại đến với khán giả đều phải nhờ những “bà đỡ” là các trung tâm văn hóa nước ngoài, chứ không phải từ sự hỗ trợ của nhà nước.

Cũng chính những bà đỡ này là cầu nối, giúp rút ngắn khoảng cách giữa âm nhạc đương đại VN với thế giới và ngược lại. Hằng năm, trong các sự kiện văn hóa lớn như Những ngày châu u tại Việt Nam, hay đơn thuần chỉ là hoạt động văn hóa thường niên của Viện Goethe, Đại sứ quán Đan Mạch, Trung tâm văn hóa Pháp, Hội đồng Anh, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản..., đều có sự xuất hiện của các nghệ sĩ đương đại quốc tế. Nhờ thế, công chúng, nghệ sĩ Việt được tiếp xúc, trải nghiệm cùng âm nhạc đương đại thế giới.

Không chỉ có vậy, họ đã giúp âm nhạc đương đại Việt Nam đến với thế giới. Chương trình Đường xa vạn dặm của Quốc Trung diễn ra ở Nhật Bản, Thụy Điển nhờ sự giúp đỡ của tổ chức, quỹ văn hóa đến từ hai nước trên. Nếu không có sự hỗ trợ của Trung tâm văn hóa Pháp, đêm nhạc Đại - Lâm - Linh khó thành hiện thực và lưu diễn tại Pháp.

Dòng chảy âm nhạc đương đại vẫn đang tiếp tục trôi. Nhưng đáng buồn là, tiếp sức cho dòng chảy này thêm mạnh chỉ thấy sự nỗ lực của bản thân nghệ sĩ, các tổ chức tư nhân hay quỹ văn hóa nước ngoài. Lại thêm thực tế là, hiện nay tại Việt Nam không có trường học, hay trung tâm đào tạo âm nhạc đương đại chuyên nghiệp. Nghệ sĩ vẫn phải tự hỏi sự hỗ trợ của nhà nước đang ở đâu. Và làm sao để phát triển thể loại âm nhạc này để nhạc Việt có thể song hành cùng thế giới.

Các chương trình âm nhạc đương đại lớn như Ai đem con nhện giăng mùng của nghệ sĩ Kim Ngọc do Viện Goethe (Đức) hỗ trợ. Năm ngoái, nhiều nghệ sĩ đương đại thế giới và Việt Nam đã cùng tham gia trong chương trình Vọng nguyệt 2011 do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức…

Ngọc An

>> Nhiều mặt tham dự Liên hoan múa quốc tế
>> Những chuyến đi" của Tùng Dương
>> Tò mò liên hoan âm thanh Hà Nội

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.