Âm nhạc và công chúng

04/12/2011 02:37 GMT+7

Hôm 27.11.2011, lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội m nhạc TP.HCM đã diễn ra tại Nhà hát lớn thành phố.

Hôm 27.11.2011, lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội m nhạc TP.HCM đã diễn ra tại Nhà hát lớn thành phố.

Kỷ niệm 30 năm là một ngày lễ trọng trên con đường phát triển của một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp như Hội m nhạc. Số lượng hội viên của hội hiện nay là trên 500 người. Ấy vậy mà nhìn vào những ghế trống của nhà hát, người ta hiểu ra số lượng hội viên đến dự chỉ khoảng 1/3.

Số hoa được các ban ngành, đoàn thể mang đến tặng khoảng 28 lẵng. Gần như trong khán phòng, không có sự có mặt của một công chúng thưởng ngoạn âm nhạc nào. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó bí thư Thành ủy, nói: “Số lượng sáng tác và chất lượng sáng tác chưa ngang tầm với một thành phố lớn”. Đó là nhận định của một vị lãnh đạo đồng thời cũng là một công chúng yêu âm nhạc. Nhận định ấy thật đúng đắn, đáng để cho người nhạc sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn suy nghĩ.

m nhạc thuộc về công chúng. Nghệ thuật âm nhạc nối kết bốn chủ thể là nhạc sĩ sáng tác, nhạc sĩ hòa âm, nghệ sĩ biểu diễn và công chúng thưởng ngoạn. Một một tác phẩm âm nhạc được biểu diễn qua truyền hình, truyền thanh có thể có cả triệu, thậm chí cả chục triệu người thưởng ngoạn và chia sẻ. Biên độ giao lưu, sự lan tỏa trong âm nhạc lớn hơn bất kỳ một bộ môn nghệ thuật nào.

Công chúng thưởng ngoạn âm nhạc rất đông, đông hơn bất kỳ công chúng thưởng ngoạn nghệ thuật nào khác. Hội m nhạc kỷ niệm 30 năm ngày thành lập mà khán phòng thưa thớt; nhìn quanh không thấy công chúng yêu âm nhạc tới chia sẻ, quả thật đáng buồn. Ngay anh em nhạc sĩ đi thưa thớt cũng là điều khiến lòng ta lo nghĩ.

Buổi lễ diễn ra nặng tính lễ nghi, tính “hành chánh” như thường thấy ở những buổi lễ khác. May mắn, dàn quân nhạc đã chơi khá hay một số tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ nên không khí bớt trầm lắng.

Trước mắt, hội còn những lễ trọng. Làm sao chúng ta nối kết mối tương quan mật thiết giữa những người sáng tác và biểu diễn âm nhạc với công chúng thưởng ngoạn để những ngày lễ diễn ra là một dịp giao lưu tạo ra một hòa thanh (harmonie) thật sự? Chính quần chúng mới là người “đặt hàng” cho âm nhạc phát triển rực rỡ. Vắng quần chúng hay bị quần chúng quay lưng thì âm nhạc buồn hiu.

 Vũ Đức Sao Biển

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.