39 nhà xuất bản 'run rẩy' chờ ngày đóng cửa

09/08/2015 08:47 GMT+7

(TNO) 39 nhà xuất bản (chiếm 61,9%) đang có nguy cơ phải đóng cửa do không đủ điều kiện hoạt động như thiếu nguồn tài chính để hoạt động (không đủ 5 tỉ đồng), thiếu chức danh lãnh đạo xuất bản, thiếu biên tập viên cơ hữu, thiếu diện tích trụ sở…

(TNO) 39 nhà xuất bản (chiếm 61,9%) đang có nguy cơ phải đóng cửa do không đủ điều kiện hoạt động như thiếu nguồn tài chính để hoạt động (không đủ 5 tỉ đồng), thiếu chức danh lãnh đạo xuất bản, thiếu biên tập viên cơ hữu, thiếu diện tích trụ sở…

39 Nhà xuất bản run rẩy chờ ngày đóng cửa 2
Theo báo cáo công tác xuất bản 6 tháng đầu năm 2015 của Cục Xuất bản, In và Phát thanh thuộc Bộ Thông tin và truyền thông (TTTT), chỉ còn 24 trong số 63 nhà xuất bản (chiếm 38,1%) đảm bảo đủ điều kiện hoạt động theo quy định của luật Xuất bản. Còn lại 39 nhà xuất bản không đủ điều kiện hoạt động đang ở tình trạng khá nan giải, rất có khả năng phải đóng cửa.
Cục Xuất bản, In và Phát thanh cũng gia hạn đến hết ngày 31.8.2015 sẽ là hạn cuối để cơ quan chủ quản nhà xuất bản thực hiện thủ tục đề nghị Bộ TTTT cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản trực thuộc.
Đóng cửa hay là không?
Sự kiện trên đã dấy nên nhiều tranh cãi trong ngành xuất bản và các văn nghệ sĩ. Nhiều ý kiến của chính người trong ngành cũng cho rằng việc đóng cửa bớt một số nhà xuất bản không đủ chức năng hoạt động là điều cần thiết.
Nhà thơ Nguyệt Vũ cứng rắn cho rằng: “Các nhà xuất bản giống như quả thận lọc máu nuôi cơ thể. Nhưng những năm gần đây quả thận đã hư rồi. Sách báo tràn lan trên thị trường nhưng chất lượng rất vớ vẩn. Một loạt sách rác ra đời làm chìm những tác phẩm hay. Không biết do trình độ biên tập viên hay họ không làm việc mà chỉ cấp giấy phép tràn lan. Việc kiểm soát sách lưu chiểu cũng hời hợt. Theo tôi, cần loại bớt các nhà xuất bản loại này, thay thận thôi”.
Trong khi nhà văn Bùi Anh Tấn thừa nhận thực tế rất đáng buồn nếu phải đóng cửa một số lượng lớn 39 nhà xuất bản trên thì vẫn có nhiều ý kiến khác cho rằng không nên nương tay nếu tiếp tục để lọt nhiều xuất bản phẩm đầy rẫy sai phạm, hoặc mang nội dung sáo mòn, vô bổ, dung tục, không phù hợp với thuần phong mỹ tục tại Việt Nam, gây lệch lạc trong nhận thức của người đọc, đặc biệt là giới trẻ…
39 Nhà xuất bản run rẩy chờ ngày đóng cửa 5Một số bìa sách bị dư luận chỉ trích mạnh mẽ trong thời gian qua bởi những sai phạm nghiêm trọng - Ảnh: Tư liệu
Động thái cứng rắn
Trước nhiều sai sót của ngành xuất bản, Cục Xuất bản, In và Phát thanh cũng tiến hành kiểm tra, xử phạt nhiều nhà xuất bản trong thời gian qua. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, có 74 xuất bản phẩm của 33 nhà xuất bản bị xử lý. Cơ quan quản lý cũng thành lập nhiều đoàn thanh kiểm tra đột xuất, ban hành 10 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 9 tổ chức và 1 cá nhân, tổng số tiền phạt là 617 triệu đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn 2 cơ sở in, buộc tiêu hủy trên 7.000 xuất bản phẩm vi phạm.
Cục Xuất bản, In và Phát thanh cũng “chỉ mặt điểm tên” những nhà xuất bản để lọt những sai sót, hạn chế, như các nhà xuất bản Hồng Đức, Mỹ Thuật, Văn học, Giao thông vận tải, Lao động xã hội, Dân trí, Lao Động, Tri Thức, Đồng Nai... đăng ký không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
Một số nhà xuất bản để xảy ra hiện tượng đăng ký tên sách không phù hợp với tóm tắt nội dung; tóm tắt nội dung sơ sài hoặc trích nguyên tên sách vào phần tóm tắt; viết sai chính tả... ví dụ như các nhà xuất bản Dân Trí, Hội Nhà văn, Đại học Huế, Mỹ thuật, Kinh tế Quốc dân...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.