Trí thức trẻ trăn trở về giáo dục và khoa học-công nghệ

24/09/2015 19:33 GMT+7

(TNO) Ngày 24.9 tại TP. HCM, T.Ư Đoàn tổ chức Hội nghị cán bộ, giáo viên, giảng viên trẻ và sinh viên thành phố đóng góp ý kiến vào Dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, dưới sự chủ trì của Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên VN Lê Quốc Phong.

(TNO) Ngày 24.9 tại TP. HCM, T.Ư Đoàn tổ chức Hội nghị cán bộ, giáo viên, giảng viên trẻ và sinh viên thành phố đóng góp ý kiến vào Dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, dưới sự chủ trì của Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên VN Lê Quốc Phong.

Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: Nguyễn - Thanh Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: Nguyễn - Thanh
Tại hội nghị, nhiều đại biểu trí thức trẻ đã bày tỏ sự đặc biệt quan tâm đối với giáo dục và khoa học công nghệ. Anh Phạm Mạnh Thắng (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng: “Khoa học công nghệ là kim chỉ nam để phát triển đất nước trong thời đại hiện nay. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường tiềm lực phát triển khoa học, công nghệ vì chỉ có công nghệ mới đẩy mạnh được hiện đại hóa công cụ sản xuất, tiếp cận nhanh nhất với thế giới và khẳng định được trí tuệ của một dân tộc. Chúng ta phải làm thế nào để tạo ra được những sản phẩm công nghệ riêng của Việt Nam mà được cả thế giới chấp nhận”.
Là giảng viên của Trường ĐH Y dược TP.HCM, anh Phan Văn Hồ Nam cũng bày tỏ sự quan tâm của mình về giáo dục và phát triển nghiên cứu khoa học. Anh Nam chia sẻ nên có sự chọn lọc đào tạo chất lượng đối với xã hội hóa giáo dục. Theo anh Nam, việc xã hội hóa giáo dục ở một số trường ĐH-CĐ đang bị thả lỏng. “Nhiều trường tổ chức dạy mà không tổ chức thi. Đối với lĩnh vực Y dược thì học phải được nghiên cứu và thực hành, kiểm tra mà không thi thì có làm được hay không? Ở lĩnh vực Y dược một số trường đại học ngoài công lập lấy điểm đầu vào khá thấp khoảng 14 hoặc 15 điểm so với 27 điểm của trường công lập. Như thế có đảm bảo chất lượng đào tạo không?”.
Theo chị Trương Thị Thanh Trầm (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), chúng ta đã nhận ra được những hạn chế, tồn đọng trong giáo dục hiện nay là còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành và tập trung tìm giải pháp để khắc phục. Chúng ta cũng có đặt vấn đề hội nhập, đối ngoại, hợp tác nhưng chưa nêu rõ phần mở rộng hội nhập trong giáo dục, đẩy mạnh xu hướng học tập những điều mới mẻ, tiên tiến trên thế giới. Và chúng ta cần phải chuẩn bị gì trước cơ hội và thách thách khi VN sắp gia nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN?
Bên cạnh những ý kiến trăn trở với vấn đề giáo dục, phát triển khoa học công nghệ thì cũng có rất nhiều ý kiến đề cập đến vấn đề hội nhập văn hóa, phát triển kinh tế nhưng phải chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và cần có những giải pháp căng cơ trong vấn đề này.
Kết thúc hội nghị, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Lê Quốc Phong nhận xét: “Các bạn trẻ đã góp ý hết sức thẳng thắn về nhiều vấn đề như: giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, giải quyết việc làm, hội nhập, văn hóa, môi trường… Tại hội nghị lần này, có những điều các bạn chia sẻ, mong muốn, đặt hàng, đặt vấn đề để Đảng, Nhà nước quan tâm tìm ra những giải pháp, chính sách cho phù hợp hơn trong thời gian sắp tới”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.