Xuất khẩu tiến sĩ ư – ‘lãng mạn’ quá!

16/09/2015 13:16 GMT+7

Gần đây, dư luận râm ran việc xuất khẩu tiến sĩ. Chuyện rất bình thường ở các nước, nhưng với Việt Nam, nghe có vẻ ‘lãng mạn”quá.

Gần đây, dư luận râm ran việc xuất khẩu tiến sĩ. Chuyện rất bình thường ở các nước, nhưng với Việt Nam, nghe có vẻ ‘lãng mạn”quá.

Không hiểu khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, vị tiến sĩ này sẽ có ích gì cho xã hội?   - Ảnh chụp màn hình FacebookKhông hiểu khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, vị tiến sĩ này sẽ có ích gì cho xã hội?
 - Ảnh chụp màn hình Facebook
Trước hết là bằng cấp giáo dục Việt Nam chưa được quốc tế công nhận, ngoại trừ Lào và Campuchia nhưng chưa chắc gì họ đã chịu mua, dù rẻ. Kể cả khá nhiều tiến sĩ, dù có bằng nước ngoài cấp hẳn hoi nhưng toàn “tiến sĩ tốc hành”, “tiến sĩ giấy”, “tiến sĩ chạy”ngay Việt Nam còn chê nữa là nước ngoài.
Việt Nam hiện có gần 25.000 tiến sĩ và hơn 110.000 thạc sĩ. Tiến sĩ Việt Nam dẫn đầu Asean về số lượng và xếp cuối bảng về chất lượng. Số bài báo công bố quốc tế và phát minh khoa học của gần 25.000 tiến sĩ Việt Nam, chưa bằng một trường đại học ở Thái Lan. Chỉ khoảng 40% tiến sĩ đang tham gia giảng dạy; còn lại là viên chức nhà nước, đoàn thể. Số thành viên chính phủ Việt Nam có bằng tiến sĩ hơn gấp đôi Mỹ, gấp 5 Nhật. Còn Úc thì không có thành viên nào. Số lãnh đạo các tỉnh thành Việt Nam có bằng tiến sĩ càng áp đảo thế giới.
Nhà nước, nếu có tham gia, chỉ là tạo điều kiện chứ không thể làm thay, gom tiến sĩ rồi rao bán. Không chừng, lợi bất cập hại vì lòi ra toàn tiến sĩ dỏm, không ai dám mua, cho không chưa chắc đã dám nhận. Làm rạng danh Việt Nam đâu chưa thấy, coi chừng thiên hạ xem khinh tiến sĩ Việt Nam thì nhục.
Bác sĩ Ng. khá nổi tiếng, bạn vong niên của tôi, từng tâm sự, nhiều bạn bè thắc mắc vì thấy anh chỉ là bác sĩ bình thường. Có người đề nghị “Sao không làm một cái?”. Khi anh trả lời là mình lớn tuổi, cũng không có thời gian thì được đảm bảo là sẽ có người đi học và thi thay, miễn là chịu chi tiền. Bây giờ vào bệnh viện, tiến sĩ-bác sĩ đông như quân Nguyên, bác sĩ trơn như anh là hàng hiếm, dù rằng trong số họ, nhiều người chưa thể là học trò của anh. Tôi cũng từng được bạn bè mời và nhờ giới thiệu người đi học tiến sĩ và thạc sĩ, đảm bảo đậu và có chi hoa hồng. Có trường đại học, mỗi năm “sản xuất” hơn 5.000 thạc sĩ. Số lượng tiến sĩ và thạc sĩ mỗi năm đều tăng rất ấn tượng, trên 10%.
Việt Nam đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có chất xám thực sự. Doanh nghiệp nào cũng thiếu nhân lực chủ chốt. Nhiều doanh nghiệp còn phải thuê chuyên gia nước ngoài với chi phí cao gấp mấy lần. Bài toán nan giải về nhân lực hiện vẫn chưa thể giải quyết thì việc hàng ngàn tiến sĩ và thạc sĩ thất nghiệp là chuyện như đùa. Nó cũng cho thấy rõ rằng những học hàm, học vị kia thực chất không ai muốn “rinh về” để làm cảnh cả. Cái họ cần là người có năng lực thực sự, có khả năng thực hiện hiệu quả công việc chuyên môn, chứ không phải cái mác tiến sĩ hay giáo sư. Cũng vì thế, trong các doanh nghiệp tư nhân nghiêm túc và các liên doanh, người giỏi không sợ thất nghiệp, thậm chí doanh nghiệp còn phải tìm mọi cách o bế để giữ nhân tài.
Thử kiểm tra trình độ ngoại ngữ của tất cả tiến sĩ và thạc sĩ Việt Nam xem sao? Tôi e rằng hơn một nửa chưa đạt yêu cầu, cá biệt nhiều trường hợp mù ngoại ngữ. Vậy thì khi được xuất khẩu, họ sẽ làm việc thế nào, chả lẽ lại phải kèm thêm một phiên dịch?
Thử kiểm tra trình độ ngoại ngữ của tất cả tiến sĩ và thạc sĩ Việt Nam xem sao? Tôi e rằng hơn một nửa chưa đạt yêu cầu, thậm chí nhiều trường hợp mù ngoại ngữ. Vậy thì khi được xuất khẩu, họ sẽ làm việc thế nào, chả lẽ lại phải kèm thêm một phiên dịch?
Xuất khẩu tiến sĩ, xin cứ tự nhiên. Chỉ sợ không xuất được. Người giỏi sẽ tự tìm việc làm, không chỉ trong nước mà khắp thế giới. Chỉ cần vào mạng, tiếp cận thông tin, chọn và gởi hồ sơ, chờ phỏng vấn là lên đường. Việc này, nhiều lao động bình thường, có ngoại ngữ, đang làm khá tốt. Dọc đường du lịch, tôi đã gặp nhiều bạn trẻ Việt Nam tìm được việc làm qua phỏng vấn trên mạng.
Nhà nước, nếu có tham gia, chỉ là tạo điều kiện chứ không thể làm thay, gom tiến sĩ rồi rao bán. Không chừng, lợi bất cập hại vì lòi ra toàn tiến sĩ dỏm, không ai dám mua, cho không chưa chắc đã dám nhận. Làm rạng danh Việt Nam đâu chưa thấy, coi chừng thiên hạ xem khinh tiến sĩ Việt Nam thì nhục. Ngay cả số tiến sĩ, thạc sĩ của Lào và Campuchia được đào tạo tại Việt Nam, trình độ cũng ăn đứt. Bởi sau khi tốt nghiệp tại Việt Nam, họ thường tiếp tục tu nghiệp ở các nước phát triển.
Đã gọi là xuất khẩu thì hàng phải chất lượng. Tiến sĩ xuất khẩu lại càng phải nghiêm ngặt. Nhà nước và cả dư luận không ai cấm đoán hay làm khó dễ. Bởi đó là xu thế chung của thế giới hội nhập.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.