Trung Thu giờ có còn không?

30/08/2015 10:32 GMT+7

Những ngày này, chạy xe trên đường phố Sài Gòn hoa lệ, thấy nhan nhản những cửa hàng bánh trung thu tràn ngập trên vỉa hè, lòng vừa bồi hồi vừa nhoi nhói, như một kẻ cố chấp luôn trông ngóng và nuối tiếc những giá trị xa xưa. Trung Thu giờ có còn không?

Những ngày này, chạy xe trên đường phố Sài Gòn hoa lệ, thấy nhan nhản những cửa hàng bánh trung thu tràn ngập trên vỉa hè, lòng vừa bồi hồi vừa nhoi nhói, như một kẻ cố chấp luôn trông ngóng và nuối tiếc những giá trị xa xưa. Trung Thu giờ có còn không?

Những ngày này, chạy xe trên đường phố Sài Gòn hoa lệ, thấy nhan nhản những cửa hàng bánh trung thu tràn ngập trên vỉa hè, lòng vừa bồi hồi vừa nhoi nhói, như một kẻ cố chấp luôn trông ngóng và nuối tiếc những giá trị xa xưa. Trung thu giờ có còn không?

Trẻ em thường mê mẩn với những gian hàng bán đồ chơ trung thu - Ảnh: Phan Hậu
Không còn là tết Trung Thu đúng nghĩa
Tết Trung Thu hay còn được gọi là Tết Trông Trăng hay là Tết Đoàn Viên. Ngày rằm tháng tám, trăng tròn to nhất, nhà nhà quây quần, ngắm trăng, phá cỗ, ăn bánh, vui chơi. Trẻ em túa ra đường rước đèn lấp lánh, vui chơi ở khoảng sân rộng, xem múa lân, xem ông địa, nghe kể chuyện tích xưa về ông địa và con lân, chơi những trò chơi dân gian. Tết Trung Thu trong ký ức xưa của tôi là vậy.
Tôi nhớ ngày xưa chỉ gần ngày rằm mới có bánh Trung Thu để ăn, không nhiều loại, nhiều vị như bây giờ, chỉ những loại giản đơn như bánh dẻo, bánh nướng, bánh thập cẩm, bánh đậu xanh… Nay, người ta mua và ăn bánh trung thu từ trước rằm tháng bảy, ăn để cúng cô hồn hay để đón Ngưu Lang – Chức Nữ thì không biết, cũng có thể ăn vì được biếu, quan tâm gì ngày nào.
Tôi nhớ ngày 14 và 15 tháng tám âm lịch, ăn cơm tối xong là vội vã xách cái lồng đèn chạy tót ra đường theo tiếng gọi của cả đám nhóc trong xóm, không quên nhét túi mấy cây nến nhỏ nhỏ và hộp diêm. Cả nhóm vừa đi vừa hát hò cười nói, đi bộ dọc đường cả mấy cây số, một cơn gió lớn thổi qua là cả đám ré lên, xúm lại và chuyền lửa cho nhau để mồi lại nến. Đôi khi nến ngã cháy cả cái lồng đèn bằng tre và giấy kính. Đi bộ mỏi chân thì vào một khu đất trống, xếp vòng tròn chơi trò chơi, chơi keo, chơi u, chơi đá gà, rượt bắt… hoặc là ghé vào đám đông xem múa lân.
Những hộp bánh trung thu sang trọng giờ trở thành thứ để người lớn 'ngoại giao' là chính. Người mua không ăn còn người ăn thì không mua - Ảnh: Tư liệu
Còn ngày nay, trẻ con được cho chiếc lồng đèn bằng nhựa, chạy pin và phát những bài hát vô hồn. Khó mà biết được ánh nến lấp lánh trong lồng đèn, không bao giờ có sự hồi hộp và niềm vui khi nhìn ngọn nến uốn éo trong gió. Cầm chiếc lồng đèn nhựa và được bố mẹ chở đến những khu vui chơi, những sân khấu xem ca nhạc rồi về, cảm nhận của trẻ thơ thời nay với tết Trung Thu được gói gọn như thế.
Tết Trung Thu mà trẻ con thiếu đi những nụ cười hồn nhiên thoải mái, những đôi chân rã rời, những ánh nến lung linh, những trò chơi mệt nhoài mà rất vui… thì có lẽ chúng đã mất đi phần nhiều niềm vui và ý nghĩa của tết Trung Thu.
Trung Thu giờ không chỉ dành cho trẻ em
Trung Thu vẫn còn đó, nhưng với thời gian nó đã đổi thay nhiều, “biến tướng” thành những giá trị khác biệt lạ lẫm, khiến cho những người đã trải qua thời niên thiếu với những cái tết Trung Thu thật vui, thật hồn nhiên cảm thấy xót xa. Phải chăng, khi cuộc sống đổi thay cũng là lúc mất đi một thứ gì đó không bao giờ trở lại. Những đứa trẻ thời nay, những đứa trẻ trong thành phố, chắc sẽ không biết (hoặc cảm thấy) mình đã mất đi những gì.
Đầu tháng bảy (âm lịch), bánh trung thu đã được bày bán khắp nơi. Cơ quan, công ty, đoàn thể… nô nức mua bánh biếu nhau, tạo dựng mối quan hệ với đủ các mức độ, từ hộp bánh tầm tầm đến loại bánh cao cấp cả chục triệu, từ gà quay, xúc xích đến bào ngư, vi cá. Không biết từ bao giờ, hộp bánh trung thu lại biến tướng trở thành thứ để người lớn “làm trò” với nhau như thế. Bánh trung thu trở thành loại bánh đặc biệt, “người mua thì không ăn, người ăn thì không mua”. Và mua bánh trung thu vào ngày rằm tháng tám tức là mua bánh đại hạ giá, mua một tặng hai, tặng ba. Với người lớn, tết Trung Thu cũng hạ giá nhanh như thế.
Không chỉ người lớn cần “ngoại giao” với nhau trong dịp này, nam thanh nữ tú cũng kéo nhau ra đường chơi, hẳn nhiên, Trung Thu cũng chỉ là một dịp trong rất nhiều dịp khác để lấy cớ chơi bời thoải mái. Phố lồng đèn luôn tấp nập các hot girl xúng xính ra chụp hình và ít mua lồng đèn, trung thu của họ ngập tràn trên facebook.
Trung Thu vẫn còn đó, nhưng với thời gian nó đã đổi thay nhiều, “biến tướng” thành những giá trị khác biệt lạ lẫm, khiến cho những người đã trải qua thời niên thiếu với những cái tết Trung thu thật vui, thật hồn nhiên cảm thấy xót xa. Phải chăng, khi cuộc sống đổi thay cũng là lúc mất đi một thứ gì đó không bao giờ trở lại. Những đứa trẻ thời nay, những đứa trẻ trong thành phố, chắc sẽ không biết (hoặc cảm thấy) mình đã mất đi những gì. Những hoài niệm tiếc nuối, cảm giác nao nao trống vắng chỉ dành cho những người đã đi qua tuổi thơ với rước đèn, phá cỗ, trông trăng, xem múa lân và ăn bánh cùng gia đình trong những đêm trăng đẹp nhất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.