Lỗ hổng của luật thuế, nếu có cũng không từ doanh nghiệp

28/07/2015 12:19 GMT+7

Tôi cảm thấy khá day dứt và bất ngờ khi hay tin người lao động thuộc Tổng Công ty Bia , rượu nước giải khát Sài gòn- Sabeco (Bia Sài gòn) gửi tâm thư tới các cơ quan truyền thông cùng các cơ quan quản lý Nhà nước trước kết luận mới đây của Kiểm toán Nhà nước khiến họ tức tưởi kêu oan vì bị cho rằng Bia Sài gòn " lách luật thuế", buộc phải truy thu năm 2013 tới trên 408 tỉ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tôi cảm thấy khá day dứt và bất ngờ khi hay tin người lao động thuộc Tổng Công ty Bia , rượu nước giải khát Sài gòn- Sabeco (gọi tắt là Bia Sài gòn) gửi tâm thư tới các cơ quan truyền thông cùng các cơ quan quản lý Nhà nước trước kết luận mới đây của Kiểm toán Nhà nước khiến họ tức tưởi kêu oan vì bị cho rằng Bia Sài gòn " lách luật thuế", buộc phải truy thu năm 2013 tới trên 408 tỉ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Kiểm toán Nhà nước đề nghị truy thu của Sabeco 408 tỉ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt - Ảnh: TTXVNKiểm toán Nhà nước đề nghị truy thu của Sabeco 408 tỉ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt
- Ảnh: TTXVN
Điều đó khiến không chỉ người lao động và Ban lãnh đạo Bia Sài gòn hoang mang mà ngay cả giới doanh nghiệp ngành bia, rượu, nước giải khát nói riêng, doanh nghiệp nói chung cũng hoang mang không kém.
Tôi biết Giáo sư, Tiến sĩ Phan Đăng Tuất từ hơn hai chục năm trước, khi đó anh còn làm thày giáo của Đại học kinh tế Quốc dân , Hà Nội rồi sau đó đảm nhận cương vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Bộ Công nghiệp. Tôi hiểu, với cái gốc của anh, một nhà giáo rất mô phạm nhưng cũng rất sáng tạo và có tầm nhìn nên có thể vì thế, anh được thử sức ở công việc mới. (Nay anh đang giữ cương vị Chủ tịch HĐQT Sabeco). Vì thế, tôi điện thoại hỏi ngay Chủ tịch Bia Sài Gòn chuyện này thì xem ra, anh như có nơi để trút bầu tâm sự cùng nỗi bức xúc mấy bữa nay với tôi. Anh bảo rằng,"Vì cớ gì mà tôi phải" lách thuế"? Tôi đâu có phải là ông chủ tư nhân? Anh biết không, 90% vốn của Bia Sài Gòn là do Nhà nước nắm. Lời bao nhiêu thì cũng vào túi Nhà nước, tính tương ứng với tỷ lệ vốn đó. Vậy hà cớ gì mà tôi phải làm cái điều này cho mang tiếng cả đời tôi, rồi mang tiếng cho chính cái thương hiệu đã tồn tại tới 140 năm rất đáng hãnh diện của đất nước này? Nói thế, chắc anh đủ hiểu, tôi chẳng có lý do gì phải làm điều đó cho mệt thân..."
Không hiểu sao, tôi tin vào điều anh nói bởi vì chính cái chất nhà giáo trong anh, dưới con mắt nhiều người, vốn từng lời nói, từng hành động của anh đều khá chỉn chu, mô phạm. Anh đã hướng đẫn, đào tạo không biết bao nhiêu chuyên gia kinh tế của thời kỳ đổi mới cho đất nước.
Chủ tịch HĐQT Phan Đăng Tuất bảo," Việc Bia Sài gòn mở ra mô hình các Công ty Thương mại cổ phần khu vực có thể nói là thành công lớn nhất của Bia Sài Gòn trong những năm qua, nhờ đó đã mở rộng thị trường, tăng doanh thu, nộp nhiều tiền thuế vào Ngân sách nhà nước. Trước khi " đẻ" ra nó, do chưa có kinh nghiệm,chúng tôi cũng phải xin Bộ Tài chính tư vấn giúp và chính cách làm này, khi kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán năm 2011, Bia Sài Gòn được đánh giá là tốt chứ đâu xa xôi gì. Nay, cũng vẫn như thế, lại nói chúng tôi lách luật và phải truy thu năm 2013. Nếu chỉ vì lý do các CTCP thương mại khu vực có trên 90% vốn góp của Bia Sài Gòn thì tới đây, khi thực hiện tái cấu trúc Bia Sài Gòn tiến hành bán hết phần vốn ở các CTCP thương mại khu vực và không giữ cổ phần chi phối thì cơ sở áp thuế sẽ không còn hiệu lực."
Rồi anh Tuất cũng không khỏi băn khoăn cho hay, Kiểm toán Nhà nước vừa khẳng định "có lỗ hổng pháp luật" trong khâu tính thuế ở Bia Sài Gòn." Vậy lỗ hổng đó do ai tạo ra? Nhất quyết không phải do Bia Sài Gòn tạo ra được! "Anh khẳng định.
"Và nếu có điều đó, thì các cơ quan nhà nước cần phối hợp để xây dựng các văn bản quy phạm để điều chỉnh, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện chứ không thể truy thu trước, sửa lỗ hổng pháp luật sau được".
Đến đây tôi bất chợt nhớ lại một câu chuyện đã xảy ra cách đây khoảng trên hai chục năm, khi đó Việt Nam đang có phong trào nhập ô tô tay lái nghịch đã qua sử dụng về nước rồi chuyển đổi thành xe có tay lái thuận. Trong một lần, doanh nhân Nguyễn An Trung (Việt kiều Nhật Bản) đưa lên tàu biển chở về Việt Nam 118 chiếc như nhiều doanh nhân khác. Sự cố xảy ra đối với ông Nguyễn An Trung hồi đó chính là con tàu chở lô hàng 118 chiếc xe đó đã rời cảng sang Sài Gòn được ít ngày thì Chính phủ ta ban hành lệnh cấm nhập. Khi tàu cập cảng, họ bị coi là người phạm pháp và doanh nhân nọ bị tạm bắt giam vì tội nhập hàng cấm nhập.
Việc doanh nhân Nguyễn An Trung bị bắt tạm giam hồi đó gây bức xúc trong dư luận và phần nào ảnh hưởng đến uy tín của nước nhà khi chúng ta còn mò mẫm bước đầu về cung cách làm ăn mới. Họ là người kinh doanh, họ rất có thể lợi dụng khe hở của pháp luật để kinh doanh xe tay lái nghịch nhưng họ không hề vi phạm luật pháp Việt Nam. Nếu có chăng chính là luật của ta còn để "lỗ hổng". "Tội" này đâu phải từ doanh nghiệp? Nếu xử phải xử người làm luật thiếu chặt chẽ mói là đúng chứ?
Điều đáng tiếc hồi đó khiến chính quyền "mất mặt" còn ở chỗ vụ việc này khi còn chưa được xét xử thì chúng ta đã vội cho thanh lý toàn bộ lô xe nó trên với giá rẻ như bèo (không loại trừ cái điều mà bây giờ quen gọi là lợi ích nhóm). Thủ tướng Võ Văn Kiệt hồi đó có biết chuyện này. Ban đầu, khi nghe qua địa phương báo cáo thì ông cũng cho rằng phải xử lý vi phạm này của doanh nhân Nguyễn An Trung cho nghiêm. Song, khi Báo Thanh Niên lên tiếng qua loạt bài điều tra công phu của nhà báo Nguyễn Công Thắng, Thủ tướng Kiệt đã hiểu ra vấn đề, ông đã không đồng ý cho xử lý như vậy nữa. Nguyễn An Trung được tuyên không có tội. Nhưng uy tín của Nhà nước đối với giới kiều bào ta ở nước ngoài thì đã bị sứt mẻ ít nhiều dù có may mắn được Thủ tướng sớm nhìn ra vấn đề. Cách nhìn và kịp thời sửa sai ở một vị thủ tướng như ông quả là rất đáng nể trọng. Ông không hề bảo thủ khi thấy cách xử lý có thể lúc đầu chưa chính xác.
Quay trở lại câu chuyên Bia Sài Gòn gửi tâm thư kêu oan, tôi cho rằng, nếu như" lỗ hổng" là có thật trong khâu tính thuế đi chăng nữa thì điều chúng ta cần làm lúc này là sớm ngồi lại chỉnh sửa Luật trước đã. Khi đã sửa xong, nếu doanh nghiệp nào còn vi phạm thì mới có thể xử người ta. Còn không, cớ gì chúng ta lại làm vậy để rồi khiến cho lòng dân, cho doanh nghiệp hoang mang, không biết thực hiện ra sao mới là không vi phạm? Chỉ có làm luật kín kẽ thì mới tránh khỏi những chuyện tương tự như chuyện của Bia Sài Gòn mới đây. Được biết, Bia Sài Gòn hiện đang là doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước đứng thứ 9 trong số các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Điển hình như năm 2014, mức tổng nộp ngân sách nhà nước là xấp xỉ 13.500 tỉ đồng. Bia Sài Gòn là một thương hiệu mạnh của Việt Nam nhiều năm liền và là một trong những đơn vị hàng đầu, đang nỗ lực hết mình trong việc giữ gìn thương hiệu Việt Nam.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.