Gọi học sinh là ‘chủ tịch hội đồng’, oai đấy chứ!

18/07/2015 09:07 GMT+7

Dư luận đang xôn xao chuyện Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học, trong đó xuất hiện cụm từ “chủ tịch hội đồng tự quản”. Dư luận bảo “chủ tịch hội đồng” nghe đao to búa lớn, ông nọ bà kia quá. Tôi thì thấy trăm lần không, nghìn lần không phải như thế.

Dư luận đang xôn xao chuyện Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học, trong đó xuất hiện cụm từ “chủ tịch hội đồng tự quản” bên cạnh “lớp trưởng”. Dư luận bảo “chủ tịch hội đồng” nghe đao to búa lớn, ông nọ bà kia quá. Tôi thì thấy trăm lần không, nghìn lần không phải như thế. 

Gọi học sinh là ‘chủ tịch hội đồng’, oai đấy chứ!Quy định lớp trưởng được gọi là chủ tịch hội đồng tự quản trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đang được dư luận rất quan tâm - Ảnh minh họa chụp từ facebook
Điều 17 của dự thảo không hề quy định bắt buộc phải gọi “lớp trưởng” là “chủ tịch hội đồng”. Đây sẽ là một vị trí được các học sinh hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên theo mô hình trường học mới. Có nghĩa là tùy từng hoàn cảnh, vị trí đó sẽ được gọi theo những cách khác nhau.
Việc bầu hoặc chỉ định luân phiên lớp trưởng (hay chủ tịch hội đồng tự quản) có lẽ nhằm xây dựng sự tự chủ, dân chủ của học sinh ngay từ cấp tiểu học. Điều đó theo tôi là tốt. Vấn đề dư luận băn khoăn chỉ là tên gọi, nhưng vốn tên gọi cũ cũng “đao to búa lớn” không kém.
Ví dụ các thành viên như lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng… ở các cấp học từ trước đến nay vẫn thường được gọi là ban cán sự - một cụm từ nghe đầy hơi hám chính trị. Ngay cả việc gọi là “lớp trưởng”, “lớp phó” cũng vậy thôi, chúng ta cũng đã quen miệng gọi nên thấy bình thường, thực ra cách gọi như thế cũng đã tạo ra một khoảng cách nhất định với các thành viên khác trong tập thể rồi.
Vấn đề được bàn nên là mục đích và cách thức vận hành mô hình mới, vấn đề không nằm ở tên gọi. Một học sinh tiểu học có thể làm liên đội trưởng, liên đội phó thì hoàn toàn có thể làm chủ tịch hội đồng. Vị trí, tên gọi “chủ tịch” được bầu luân phiên sẽ khiến các em cảm thấy trách nhiệm của mình khi được nắm giữ. Là trách nhiệm phải nêu gương học hành thật tốt khi mình là người đứng đầu; là trách nhiệm phải hoàn thành công việc khi được tập thể tín nhiệm bầu chọn.
Vấn đề chỉ là cách gọi tên từng vị trí cho mô hình mới. Đứng đầu một mô hình hội đồng tự quản thì đương nhiên phải là chủ tịch, điều này không cần bàn cãi. Xứ sở này có hàng trăm ngàn thứ lạ lùng hơn thế này nhiều nhưng nhiều người vẫn chấp nhận, nhưng khi gọi tên một thứ đúng với bản chất thì nhiều người lại tỏ ra dị ứng.
Vấn đề được bàn nên là mục đích và cách thức vận hành mô hình mới, vấn đề không nằm ở tên gọi. Một học sinh tiểu học có thể làm liên đội trưởng, liên đội phó thì hoàn toàn có thể làm chủ tịch hội đồng. Vị trí, tên gọi “chủ tịch” được bầu luân phiên sẽ khiến các em cảm thấy trách nhiệm của mình khi được nắm giữ. Là trách nhiệm phải nêu gương học hành thật tốt khi mình là người đứng đầu; là trách nhiệm phải hoàn thành công việc khi được tập thể tín nhiệm bầu chọn.
Mô hình bầu chọn này cũng sẽ khiến các vị “chủ tịch luân phiên” có cơ hội thể hiện khả năng và bản lĩnh quản lý và tránh được việc ảo tưởng quyền lực. Việc xây dựng những mô hình dân chủ như thế là cần thiết, tránh được việc cô giáo chủ nhiệm trao thước kẻ vào tay một bạn lớp trưởng nhiều năm trời rồi có khi giao cho bạn ấy cả cái quyền đánh vào tay những bạn khác như ngày xưa.
Đất nước này đâu thiếu những chức danh nghe rất kêu nhưng bầu ra chỉ để ăn lương và không làm gì cả. Một mô hình tự quản cho tất cả học sinh cơ hội được cạnh tranh, được thể hiện sao không khuyến khích mà lại đi chấp nhặt những thứ vụn vặt như tên gọi của từng vị trí?
Huống hồ, mấy chữ “chủ tịch hội đồng” tôi nghe thấy cũng oai đấy chứ!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.