Đốt luôn cải cách giáo dục?

25/08/2015 09:15 GMT+7

Kỳ tuyển sinh đại học năm nay chứng kiến một cuộc cải cách mạnh mẽ nhất. Lần đầu tiên thí sinh thi chung một kỳ thi để hoàn thành hai mục tiêu. Đây là bước tiến đầu tiên xóa đi cách tuyển sinh cũ, tiệm cận hơn với cách làm tiên tiến của các nước.

Kỳ tuyển sinh đại học năm nay chứng kiến một cuộc cải cách mạnh mẽ nhất. Lần đầu tiên thí sinh thi chung một kỳ thi để hoàn thành hai mục tiêu. Đây là bước tiến đầu tiên xóa đi cách tuyển sinh cũ, tiệm cận hơn với cách làm tiên tiến của các nước. Tuy nhiên, do khâu thực hiện chưa khoa học đã dẫn tới những phản ứng xấu khiến dư luận bức xúc. 

Thí sinh và phụ huynh cả nước quay cuồng với chuyện rút, nộp hồ sơ -  Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Những ngày gần đây nổi lên hai hình ảnh rất đặc biệt. Đó là một thí sinh đốt giấy báo điểm của mình, chấp nhận không xét tuyển vào các trường đại học. Một người khác tuyên bố sẽ đốt bằng tốt nghiệp đại học của mình để thức tỉnh các bạn trẻ, kêu gọi dừng việc nộp đơn xét tuyển chỉ để được vào học đại học mà không theo sở thích.
Với sức mạnh của mạng xã hội, hai hình ảnh này nhanh chóng lan truyền chóng mặt. Một lượng người cực lớn lập tức theo dõi và tranh luận ồn ào.
Thí sinh đốt giấy báo điểm đã từng thi tốt nghiệp nhưng chưa vào học đại học, năm nay thi lại để xét tuyển. Kỹ sư dọa đốt bằng đại học tốt nghiệp ngành chế tạo máy từ năm 2007, đang làm việc trái tay nghề. Hai câu chuyện đều nhanh chóng nổi tiếng vì cùng gắn với kỳ thi tuyển sinh đầy biến động năm nay. Cụ thể hơn nữa là gắn với việc xét tuyển rối loạn và phức tạp, hồi hộp và lo âu.
Cả hai câu chuyện này, với sự ủng hộ mạnh mẽ của cư dân mạng, có thể ví như hàn thử biểu đại diện cho sự bức xúc của dư luận về phương thức xét tuyển năm nay. Xét tuyển kéo dài, mệt mỏi, phần mềm trục trặc… khiến thí sinh đốt giấy báo điểm, không xét tuyển. Cách xét tuyển khiến nhiều thí sinh chỉ chăm chăm vào trường đại học mà không nghĩ đến việc chọn ngành theo ý thích khiến một kỹ sư tuyên bố đốt bằng tốt nghiệp của mình.
Việc thay đổi này là hợp lý, nhưng cách làm chưa khoa học đã dẫn đến sự phản ứng rộng rãi. Bộ định ra một phần mềm chung nhưng tê liệt ngay thời điểm quan trọng nhất là công bố điểm thi. Việc quản lý dữ liệu từ phần mềm để thí sinh xét tuyển nảy sinh nhiều vấn đề. Nguyện vọng xét tuyển quá nhiều gây rối loạn. Thời gian xét tuyển kéo dài gây mệt mỏi. Quan trọng hơn, cách quản lý trong kỳ tuyển sinh này tước đi sự chủ động rất lớn của các trường.
Đúng là kỳ tuyển sinh năm nay bộc lộ quá nhiều bất cập, gây nên những lo lắng và phiền hà không đáng có. Đỉnh điểm là cảnh xét tuyển hỗn loạn trong ngày 20.8, khiến cả xã hội phản ứng. Thậm chí, đã có hẳn một trang facebook kêu gọi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải từ chức.
Nhưng nếu nhìn một cách khách quan, những hành động quá khích như vậy có hại nhiều hơn lợi. Bao nhiêu năm nay, điều mà cả xã hội trông chờ là cải cách giáo dục để giáo dục thoát ra khỏi sự trì trệ, yếu kém. Đây cũng là nhiệm vụ khó khăn mà xã hội mong chờ ở mỗi đời Bộ trưởng.
Kỳ tuyển sinh năm nay chứng kiến một cuộc cải cách mạnh mẽ nhất. Sau thời gian dài tách riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, lần đầu tiên thí sinh thi chung một kỳ thi để hoàn thành hai mục tiêu. Đây là bước tiến đầu tiên xóa đi cách tuyển sinh cũ, tiệm cận hơn với cách làm tiên tiến của các nước.
Việc thay đổi này là hợp lý, nhưng cách làm chưa khoa học đã dẫn đến sự phản ứng rộng rãi. Bộ định ra một phần mềm chung nhưng tê liệt ngay thời điểm quan trọng nhất là công bố điểm thi. Việc quản lý dữ liệu từ phần mềm để thí sinh xét tuyển nảy sinh nhiều vấn đề. Nguyện vọng xét tuyển quá nhiều gây rối loạn. Thời gian xét tuyển kéo dài gây mệt mỏi. Quan trọng hơn, cách quản lý trong kỳ tuyển sinh này tước đi sự chủ động rất lớn của các trường.
Chính Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã lên báo nhận trách nhiệm, thừa nhận những sai sót mà Bộ đã “không lường được trước”. Vì những chuyện xảy ra từ lỗi kỹ thuật mà phủ nhận cả một quyết sách lớn đang đi đúng hướng là không công bằng.
Ngày 23.8, trên facebook cá nhân, Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực: “Sau khi tuyển sinh đại học đợt một thực hiện không suôn sẻ, Bộ GD-ĐT và Bộ trưởng Luận đang bị dư luận phê bình nặng nề. Tôi nghĩ rằng cần thêm thời gian để có thể đánh giá khách quan và về sự thành công hay thất bại của kỳ thi quốc gia năm nay cũng như quá trình tuyển sinh. Không công bằng nếu đánh giá một việc ở tầm quốc gia, liên quan đến triệu con người, dựa trên một sự kiện mang tính cá nhân, như việc một phụ huynh thuê xe cứu thương để kịp rút (hay nộp) hồ sơ cho con...”.
Góp ý nên tập trung ở tính xây dựng để Bộ Giáo dục và Đào tạo có những phương án cụ thể phù hợp hơn, hợp lý hơn trong việc thay đổi tuyển sinh. Không nên phản ứng theo kiểu thực hiện những việc làm quá khích để “đốt” luôn cải cách. Thử tưởng tượng, trong trường hợp chỉ vì quá e ngại dư luận, những người lãnh đạo ngành giáo dục sợ không dám cải cách, vậy bao giờ giáo dục Việt Nam mới thay đổi được?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.