Trường hợp nào được bắt khẩn cấp?

27/05/2013 14:00 GMT+7

(TNO) Thông tin ông Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp vào hôm qua (27.5) được nhiều bạn đọc Thanh Niên Online quan tâm. Nhiều người thắc mắc: Trong trường hợp nào thì cơ quan tố tụng được quyền thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với bị can?

(TNO) Thông tin ông Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp vào hôm qua (27.5) được nhiều bạn đọc Thanh Niên Online quan tâm. Nhiều người thắc mắc: Trong trường hợp nào thì cơ quan tố tụng được quyền thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với bị can?

>> Ông Trương Duy Nhất bị bắt

Tham khảo Bộ luật Tố tụng hình sự, tại điều 81 (chương VI - Quy định những biện pháp ngăn chặn) có nêu rõ: Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:

a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định rõ, những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp: Thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Ngoài ra, luật cũng quy định chi tiết: Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện KSND cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.

Viện KSND phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại điều này. Trong trường hợp cần thiết, Viện KSND phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện KSND phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện KSND quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

T.Trung (tổng hợp)

>> Bắt khẩn cấp một phó công an xã chém chết người
>> Bắt khẩn cấp băng cướp táo tợn trên quốc lộ
>> Bắt khẩn cấp kẻ đòi nợ thuê kiểu xã hội đen
>> Bắt khẩn cấp kẻ đánh chết người
>> Bắt khẩn cấp thủ phạm đánh ghen dã man
>> Bắt khẩn cấp kẻ đánh ghen, lột quần áo người khác giữa ban ngày
>> Bắt khẩn cấp băng nhóm "lộng hành" ở Bến xe Miền Đông
>> Ra lệnh bắt khẩn cấp chủ khách sạn bắn người
>> Bắt khẩn cấp nghi can lừa đảo hơn 3,7 tỉ đồng
>> Bắt khẩn cấp 5 đối tượng gây ra 18 vụ cướp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.