Nghệ thuật sẽ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng

16/12/2011 00:34 GMT+7

Cần phải dạy cho các em một cách căn bản về nhạc, họa là ý kiến của rất nhiều bạn đọc gửi về tòa soạn, sau khi đọc bài Nghệ thuật trong trường phổ thông: chỉ làm cho có trên Thanh Niên ngày 15.2.

Cần phải dạy cho các em một cách căn bản về nhạc, họa là ý kiến của rất nhiều bạn đọc gửi về tòa soạn, sau khi đọc bài Nghệ thuật trong trường phổ thông: chỉ làm cho có trên Thanh Niên ngày 15.2.

Thiếu khả năng cảm nhận

Theo tôi, cần phải dạy cho các em một cách căn bản các môn nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ. Việc học các môn nghệ thuật như nhạc, họa rất cần thiết vì nó giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp cũng như bổ sung cho những môn khác như văn học. Người nước ngoài được học âm nhạc bài bản nên khi lớn lên họ có thể nghe được hòa nhạc, nhạc giao hưởng trong khi đó đại đa số người Việt Nam chỉ nghe được nhạc có lời...  Hoa Hồng (hoahongyen@yahoo.com)

Truyền cho trẻ niềm cảm hứng sáng tạo

Theo cảm nhận và quan sát của tôi, việc dạy các môn nghệ thuật trong các trường phổ thông hiện nay đang rối, chưa có định hướng phù hợp. Không ít trường chỉ dạy qua loa cho đủ đầu tiết trong khung chương trình mà chưa quan tâm nhiều đến kết quả cảm thụ thực tế của học sinh. Tôi cho rằng thời lượng học có thể không cần nhiều, nhưng một khi đã học, kết quả tối thiểu là các cháu phải được thầy cô truyền cho niềm cảm hứng sáng tạo và sự yêu thích với các môn nghệ thuật. Mai Hương (lanhuongtwd@yahoo.com)

Thật là thiếu sót

Nhạc là môn nghệ thuật giúp cho tâm hồn con người thoải mái, nhưng ở Việt Nam các trường phổ thông không dạy môn này hoặc có dạy nhưng dạy chay như thế thật uổng phí. Nếu trẻ không học thì lớn lên rất khó học. Theo tôi, Bộ GD-ĐT nên có chương trình đào tạo giáo viên nhạc họa, cung cấp cho trường các dụng cụ, thiết bị cũng như xem các môn nghệ thuật là môn chính khóa. Nếu trẻ được học một cách căn bản có thể giúp cho đời sống tinh thần của các em sau này thêm phong phú, thậm chí có thể phát hiện những tài năng thiên phú. Mai Anh (maianh583@yahoo.com)

Lưu Hạnh (Bùi Đình Túy, P.24, Q.Bình Thạnh)

Việc dạy nghệ thuật cần phải tổ chức khoa học, dài hơi, đầu tư tốt về trang thiết bị, giáo trình bài bản, giáo viên giỏi... nếu không sẽ không có hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng cảm thụ âm nhạc, nghệ thuật của trẻ. 

 

Trần Lê Như Phượng (P.9, Q.10, TP.HCM): Văn hóa nghe nhạc, họa cũng như văn hóa đọc phải truyền đạt từ từ để người khác cảm nhận. Với cách dạy hiện nay, việc các em học sinh không đọc được nốt nhạc cũng là điều dễ hiểu, tôi thấy đa số các em học đối phó hơn là cảm nhận.

 

Trần Thị Lan Hương (Trương Công Định, P.14, Q.Tân Bình): Nếu dạy tốt, từ chỗ tìm thấy niềm vui, sự thư giãn trong giờ nhạc, họa, các em sẽ tiếp thu một cách tự nguyện tích cực.

 

Thiên Long 
ghi)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.