Đăng ký và thôi quốc tịch Việt Nam

18/12/2014 04:20 GMT+7

Tôi là người VN có 2 quốc tịch, nay có người thân ở nước ngoài muốn đăng ký quốc tịch và tôi muốn thôi quốc tịch VN, vậy phải làm sao? ( Trần Văn Dũng - California, Mỹ )

Tôi là người VN có 2 quốc tịch, nay có người thân ở nước ngoài muốn đăng ký quốc tịch và tôi muốn thôi quốc tịch VN, vậy phải làm sao? (Trần Văn Dũng - California, Mỹ)
Ông Hoàng Kim Chiến, Phó cục trưởng Cục Công tác phía nam - Bộ Tư pháp: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Quốc tịch VN (có hiệu lực từ ngày 10.7.2014) công nhận công dân có nhiều quốc tịch; đồng thời không quy định về thời hạn đăng ký giữ quốc tịch VN. Theo đó, người VN định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch VN theo quy định của pháp luật VN trước ngày luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch VN, không cần phải đăng ký lại. Người VN định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch VN mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch VN thì đăng ký với cơ quan đại diện VN ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch VN và cấp hộ chiếu VN.
Đối với người nước ngoài muốn nhập quốc tịch VN, người VN đã mất quốc tịch nay muốn xin trở lại quốc tịch VN, về trình tự, thủ tục đăng ký không có nhiều thay đổi mà vẫn áp dụng theo luật Quốc tịch VN năm 2008. Cụ thể, nếu thỏa mãn các điều kiện như: tuân thủ pháp luật VN, biết tiếng Việt, đã thường trú ở VN từ 5 năm trở lên... là vợ, chồng, cha, mẹ đẻ hoặc con đẻ của người VN... (đối với người nước ngoài), hoặc muốn xin hồi hương (đối với người có gốc VN) thì liên hệ nộp hồ sơ tại sở tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp tại cơ quan đại diện VN tại nước sở tại. Hồ sơ gồm: đơn xin gia nhập quốc tịch VN (hoặc đơn xin trở lại quốc tịch VN), giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế khác, phiếu lý lịch tư pháp và một số giấy tờ chứng minh đủ điều kiện khác. Hồ sơ sẽ được chuyển cho Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Người có quốc tịch VN muốn thôi quốc tịch VN, nếu đủ điều kiện như: không nợ thuế đối với nhà nước, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án, bị tạm giam, không đang chấp hành các quyết định hành chính khác như đưa vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh, trường giáo dưỡng... thì nộp đơn và hồ sơ xác minh về nhân thân tại sở tư pháp nơi cư trú (nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện VN ở nước sở tại).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.