TNO

Tên lửa bờ biển Bastion có thể đánh chìm tàu sân bay

31/08/2015 07:00 GMT+7

(Tin Nóng) Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion đầy uy lực của Nga có thể đánh chìm từ tàu tuần dương 10.000 tấn cỡ lớp Ticonderoga đến cả tàu sân bay của Mỹ, theo trang tin Russian Planet ngày 28.8. Thế giới hiện chỉ có Nga, Việt Nam và Syria là có loại tên lửa này.

(Tin Nóng) Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion đầy uy lực của Nga có thể đánh chìm từ tàu tuần dương 10.000 tấn cỡ lớp Ticonderoga đến cả tàu sân bay của Mỹ, theo trang tin Russian Planet ngày 28.8. Thế giới hiện chỉ có Nga, Việt Nam và Syria là có loại tên lửa này.

Tên lửa bờ biển Bastion có thể đánh chìm tàu sân bay - ảnh 1
Xe phóng tên lửa của hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P - Ảnh: Military-today.com

Theo Russian Planet ngày 28.8, Bastion là hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển đáng tin cậy nhất hiện nay. Thế giới chỉ có hệ thống tên lửa bờ biển NSM của Na Uy là tương tự Bastion nhưng lại thua Bastion về tầm bắn (chỉ 200 km so với hơn 300 km của Bastion) và đầu đạn (125 kg so 200 - 300 kg của Bastion).

Đêm 8 rạng ngày 9.3.2014, một hệ thống tên lửa Bastion được Nga triển khai đến Sevastopol, Crimea, khiến các chiến hạm NATO phải tránh xa khu vực này. Trong bộ phim truyền hình tài liệu "Crimea, đường về đất mẹ” phát sóng đầu năm 2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng khẳng định tên lửa bờ biển Bastion ở Crimea có thể nhìn thấy từ vũ trụ, theo Russian Planet.

Tên lửa của hệ thống Bastion Nga có thể bắn trúng mục tiêu ở xa tối đa 500 km. Nói cách khác, hệ thống Bastion từ Sevastopol có thể kiểm soát hầu hết mục tiêu ở Biển Đen và thậm chí tới tận bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ (Sevastopol cách Istanbul 552 km theo đường chim bay).

Tên lửa bờ biển Bastion có thể đánh chìm tàu sân bay - ảnh 2
Tên lửa bờ biển Bastion có thể đánh chìm tàu sân bay - ảnh 3
Bastion được Nga thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến đối phương đơn lẻ hoặc nhóm tàu, kể cả tàu sân bay

Bastion được Nga thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến đối phương đơn lẻ hoặc nhóm tàu, kể cả tàu sân bay. Các chuyên gia Mỹ cho rằng Bastion không chỉ hạ được tuần dương hạm cỡ lớp Ticonderoga của Mỹ (10.000 tấn) mà còn có thể đe doạ đến các tàu sân bay.

Bastion có 2 phiên bản, phiên bản bố trí trên xe tải chuyên dụng cơ động gọi là Bastion-P (K-300P), và loại bố trí cố định gọi là Bastion-S (K-300S).

Một đơn vị cơ động Bastion-P có 4 xe phóng tên lửa (2 ống phóng, tổ lái 3 người), 1-2 xe chỉ huy và điều khiển (5 người/xe), xe cảnh giới, 4 xe vận chuyển và lắp đặt tên lửa. Tổ hợp này có thể kèm theo xe radar Monolith-B. Một tổ hợp tên lửa Bastion (với 36 quả tên lửa) có thể bảo vệ một vùng bờ biển kéo dài 600 km.

Tên lửa của hệ thống Bastion là 3M55 Onyx (phiên bản xuất khẩu là Yakhont). Loại tên lửa này dài đến 8 m, nặng 3 - 3,1 tấn, mang đầu đạn nặng 200 kg (Yakhont) - 300 kg (Onyx). Đây là loại tên lửa hành trình hiện đại có chức năng tự dẫn đường (thuộc dạng bắn và quên), tránh được radar địch, tốc độ bay siêu thanh (2.600 km/giờ), độ cao tối đa 15 km. Khi cách mục tiêu 40 km, tên lửa hạ thấp xuống cách mặt biển chỉ 10 - 15 m, và tốc độ tăng lên đến 750 m/giây (3.185 km/giờ), rất khó bắn chặn. Một khi tên lửa bắn ra, thì thời gian tối đa bay đến huỷ diệt mục tiêu mất 10 - 15 phút.

Nếu tên lửa phóng đi hàng loạt thì tên lửa đầu tiên mang radar mảng pha chủ động nặng 85 kg khi bắt được mục tiêu ừ cách xa 75 km sẽ truyền thông tin này đến các tên lửa khác.

Tên lửa bờ biển Bastion có thể đánh chìm tàu sân bay - ảnh 4
Tên lửa hành trình siêu thanh Yakhont-M của Bastion
Tên lửa bờ biển Bastion có thể đánh chìm tàu sân bay - ảnh 5
Một tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion-P
Tên lửa bờ biển Bastion có thể đánh chìm tàu sân bay - ảnh 6

Tầm bắn của tên lửa thuộc hệ thống Bastion từ 120 km đến tối đa 500 km, trung bình 300 km. Hệ thống Bastion khởi động chiến đấu chỉ trong vòng 2 - 5 phút. Tên lửa có thời hạn phục vụ đến 10 năm và trong tình trạng trực chiến kéo dài 3 năm.

Sau khi thử nghiệm thành công ở Taman năm 2010, Bastion chính thức phục vụ quân đội Nga. Bastion được Nga triển khai ở Crimea, Kuril ở Viễn Đông và sẽ bố trí tiếp ở Bắc Cực.

Khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống Bastion này là Việt Nam, với 2 tổ hợp đã được Nga bàn giao. Khách hàng kế tiếp là Syria cũng với 2 tổ hợp giao năm 2010 và 2011. Năm 2013, Israel đã không kích cảng Latakia của Syria nhằm phá huỷ hệ thống tên lửa Bastion ở đây. Sau đó các tên lửa Yakhont đã được đưa sang Lebanon.

Hiện có tin Venezuela và vài nước Đông Nam Á đang đàm phán mua Bastion-P của Nga.

Xem hệ thống tên lửa Bastion của Nga khai hoả diệt mục tiêu trên biển:

Anh Sơn

>> Báo Nga: Tên lửa bờ biển Bal-E, nỗi kinh hoàng của tàu chiến NATO
>> Uy lực tên lửa bờ biển Bastion của Nga tại Crimea
>> Tên lửa bờ biển Bastion Việt Nam có thể bắn tới đảo Hải Nam
>> Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) bắn thử tên lửa bờ biển Bal
>> Tổng thống Nga: Tên lửa bờ biển Bastion ở Crimea có thể thấy từ vũ trụ
>> Nga cung cấp hệ thống xử lý Horizon cho tên lửa bờ biển Việt Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.