TNO

Các hãng bay vé rẻ Đông Nam Á sẽ tăng trưởng trong năm 2015

17/02/2015 12:12 GMT+7

(Tin Nóng) Tính đến tháng 1.2015, khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 21 hãng hàng không vé rẻ (LCC) với 536 chiếc máy bay các loại (gồm máy bay cánh quạt, máy bay phản thực thân hẹp và máy bay phản lực thân rộng), theo số liệu của CAPA (Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương).

(Tin Nóng) Tính đến tháng 1.2015, khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 21 hãng hàng không vé rẻ (LCC) với 536 chiếc máy bay các loại (gồm máy bay cánh quạt, máy bay phản thực thân hẹp và máy bay phản lực thân rộng), theo số liệu của CAPA (Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương).


VietJet là hãng bay vé rẻ của Việt Nam dự kiến tăng trưởng tốt trong năm 2015 - Ảnh: Mai Vọng

Có nghĩa là đội máy bay của mọi hãng LCC khu vực đã tăng 13% (thêm khoảng 60 chiếc) so với thời điểm đầu năm 2014, nhưng có giảm nếu so với năm 2013 (đội máy bay đã tăng 20%). Theo các chuyên gia hàng không tại CAPA, mức tăng 13% có thể sẽ ghi nhận được trong năm 2015 và sự tăng trưởng sẽ mạnh hơn vào các năm 2016, 2017.

Nếu thực tế diễn ra đúng như dự báo thì khi năm 2015 kết thúc, tổng số máy bay của các LCC Đông Nam Á lên hơn 600 chiếc. Các hãng thuộc Lion Group (Indonesia) dự kiến sẽ nhận về khoảng 50 chiếc (gồm 30 chiếc chia cho 4 LCC trực thuộc, 20 chiếc để phát triển đường bay của hãng Batik hoặc cho Transportation Partners thue). Có nhiều khả năng trong 1, 2 năm nữa, nhóm Lion sẽ vượt lên trên nhóm AirAsia trở thành nhóm LCC lớn nhất Đông Nam Á về đội máy bay và số ghế cung ứng.

Sự tăng trưởng khá khiêm tốn 13% về đội máy bay của các LCC ASEAN trong năm 2015 là kết quả từ quyết định tạm ngừng bành trướng của một vài hãng. AirAsia có kế hoạch chỉ nhận về 5 chiếc A320 trong năm 2015 sau khi đã bán hoặc dời thời gian nhận 24 trong số 29 chiếc đáng lý phải nhận về. Hãng vé rẻ bay xa AirAsia X chỉ nhận 6 chiếc A330-300 thay vì 8 chiếc như kế hoạch trước đây. Ngoài ra hãng này cũng sẽ trả về cho chủ chính 2 chiếc A340 và 1 chiếc A330-200.

Cả hai hãng vé rẻ ở Singapore, Tigerair và Jetstar Asia đều ngưng nhận thêm máy bay mới cho đến ít nhất là năm 2016. Các hãng Cebu Pacific (Philippines), Citilink (Indonesia) và Nok Air (Thái Lan) sẽ chỉ nhận khoảng 4-5 chiếc mỗi hãng.

Chỉ có hai nhóm Lion và VietJet là chưa có dấu hiệu co cụm. VietJet có kế hoạch gia tăng đội máy bay thêm 10 chiếc và đưa liên doanh Thai VietJet Air đi vào hoạt động thương mại kể từ tháng 3.2015. Hiện nay, theo CAPA, VietJet đã vượt qua Tigerair và Jetstar Asia trở thành LCC lớn hàng thứ 8 ở thị trường Đông Nam Á khi tính về cung tải. Ngoài ra trong năm 2015, Vietjet Air sẽ còn vượt qua cả liên doanh Indonesia AirAsia và Nok Air.

Sự phát triển nhanh của các LCC, chủ yếu là AirAsia và Lion Air trong thập niên qua đã làm thay đổi hoàn toàn thị trường vận chuyển hàng không ASEAN. Lượng ghế cung ứng bởi các LCC đã tăng gấp 8 lần (800%), từ khoảng 25 triệu ghế vào năm 2004 lên gần 200 triệu ghế vào năm 2014, theo số liệu của OAG. Trong cùng thập niên ấy, lượng ghế cung ứng bởi các hãng bay truyền thông với đầy đủ dịch vụ chỉ tăng khoảng 45%, tức ít hơn 5%/năm, từ 180 triệu ghế vào năm 2004 thành 260 triệu ghế vào năm 2014.

Hiện nay các LCC cộng chung chiếm gần 60% tổng lượng cung tải vận chuyển trong thị trường hàng không ASEAN và đang nhanh chóng phát triển sang thị trường khu vực tầm trung. Một khi hai hãng liên doanh Indonesia AirAsia X và NokScoot đi vào hoạt động trong quý 1.2015, Đông Nam Á có tổng cộng 6 hãng vé rẻ bay tầm trung/tầm xa, trong khi toàn thế giới còn lại hiện mới chỉ có 4 hãng vé rẻ bay xa, hai trong số đó có đường bay phục vụ thị trường Đông Nam Á.

Hầu hết các LCC hoạt động không có lãi trong năm 2014, tuy nhiên nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp như vài tháng gần đây thì tình hình sẽ khác. Nhưng nhìn chung các LCC Đông Nam Á có tương lai đầy hứa hẹn tốt.

P. Nguyễn Dũng
(tổng hợp)

>> Hàng không Thái suy yếu vì các hãng vé rẻ
>> Hãng vé rẻ và hợp đồng mua máy bay trị giá 22 tỉ USD
>> Bầu trời châu Á đầy hãng bay vé rẻ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.