TNO

Bay trong thời ASEAN mở cửa bầu trời

17/01/2015 16:08 GMT+7

(Tin Nóng) Ba thảm kịch kinh hoàng trong vòng 9 tháng với hai hãng Malaysia Airlines và AirAsia Indonesia phần nào khiến dư luận quên rằng, từ đầu năm 2015, khoảng 600 triệu người đã bước sang thời kỳ ASEAN Bầu trời rộng mở (ASEAN SAM), cột mốc quan trọng đầu tiên đạt được trước khi hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.

(Tin Nóng) Ba thảm kịch hàng không kinh hoàng khiến hàng trăm người thiệt mạng trong vòng 9 tháng với hai hãng Malaysia Airlines và AirAsia Indonesia phần nào khiến dư luận quên rằng, từ đầu năm 2015, khoảng 600 triệu người đã chuyển sang thời kỳ ASEAN Bầu trời rộng mở (ASEAN SAM), cột mốc quan trọng đầu tiên đạt được trước khi hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.


Bầu trời ASEAN rộng mở từ đầu năm 2015 giúp các hãng như Vietjet Air thêm phát triển trong thị trường nội khối - Ảnh: Mai Vọng

Theo giới chuyên ngành, ASEAN SAM là lý do giải thích vì sao trong vài năm gần đây đã diễn ra cuộc đua mua nhiều máy bay giữa các hãng hàng không, chủ yếu là các hãng chi phí thấp, giá vé rẻ (viết tắt là LCC). Và cũng nhờ đã mua nhiều máy bay nên một số hãng, trong khoảng thời gian ngắn đã có thể bay đến nhiều điểm đến ở ASEAN.

Thời ASEAN Bầu trời mở rộng, các hãng ấy sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển, thu lợi, đặc biệt trong thời giá dầu giảm xuống mức thấp nhất như chúng ta đang chứng kiến.

Đón đầu thời ASEAN Bầu trời mở rộng, Royal Brunei Airlines đã tái lập đường bay nối thủ đô Brunei Durassalam với TP.HCM, trong khi hai hãng Malaysia Airlines và Singapore Airlines tăng thêm chuyến bay hằng ngày từ Kuala Lumpur và Singapore đến TP.HCM. Hai LCC của Thái Lan là Bangkok Airways và Nok Air cũng dự tính trở lại thị trường Việt Nam.

Hành khách cũng hưởng lợi khi ngày càng có nhiều đường bay liên ASEAN, giá vé rất hấp dẫn do có nhiều hãng cạnh tranh ở cùng nhiều đường bay. Và dĩ nhiên khi có bùng nổ vận chuyển hàng không thì ắt có cả bùng nổ thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, không chỉ tại các điểm đến chính của từng nước thành viên ASEAN mà còn tại các điểm hàng thứ hai.

Về chất căn bản, ASAM là việc trọn đủ 10 nước thành viên ASEAN đều mở rộng các sân bay quốc tế của mình để đón nhận máy bay của nhau mà không có giới hạn về tần suất chuyến bay hay cung tải (máy bay lớn, máy bay nhỏ).

Tuy nhiên ASAM hôm nay chưa trọn vẹn, khiến một số doanh nghiệp vận tải hàng không còn tiếp tục vận động, hy vọng sẽ có ngày bầu trời ASEAN mở rộng thoáng thực thụ như bầu trời EU hiện nay. Chẳng hạn như sân bay lớn của các thủ đô vẫn có giới hạn về slot dành cho các hãng hàng không của các nước thành viên.

Hơn nữa, thương quyền năm vẫn thuộc quyền quyết định của giới chức năng của nước chủ nhà. Thương quyền năm cho phép một hãng hàng không được bay đến hai quốc gia, với một chuyến bay xuất phát hoặc kết thúc tại nước nhà. Thí dụ, máy bay của Vietnam Airlines cất cánh từ Tân Sơn Nhất bay đến Bangkok rước khách rồi bay tiếp đến Singapore trả khách/rước và bay trở về.


Máy bay AirAsia Indonesia hạ cánh xuống sân bay Sukarno-Hatta, ngoại ô Jakarta ngày 30.1.2013 - Ảnh: Reuters


Máy bay của Lion Air Indonesia - Ảnh: Reuters

Những hãng bay tư nhân kỳ vọng chính phủ các nước ASEAN sẽ sớm bật đèn xanh cho họ được cả thương quyền bảy, tức bất cứ hãng hàng không nào cũng được phép vận chuyển hành khách giữa hai nước hải ngoại mà không cần phải có chuyến bay đến nước nhà. Thí dụ một hãng hàng không của Việt Nam được cung ứng các chuyến bay giữa Bangkok và Singapore mà máy bay không phải bay trở về căn cứ chính tại Hà Nội hay TP.HCM.

Nhưng dù sao cũng còn lý do để mừng. Nếu như châu Âu mất 52 năm mới đạt được Bầu trời EU rộng mở thì Bầu trời ASEAN rộng mở đã trở thành thực tế chỉ sau 18 năm. Các hãng vé rẻ hàng đầu ASEAN hiện nay như AirAsia (Malaysia) và Lion Air (Indonesia) sẽ là những hãng hưởng lợi sớm nhất và nhiều nhất từ ASEAN Bầu trời mở rộng. Kế đến là hãng vé rẻ liên doanh Thai AirAsia, hiện là LCC lớn nhất tại thị trường Thái Lan. Cả ba hãng này đều có đường bay đến Việt Nam. Tiếp tục phát triển nhanh, mạnh như thời gian 2 năm qua, VietJet Air cũng sẽ sớm trở thành một LCC làm ăn tốt ở bầu trời ASEAN rộng mở.

Và trong dây chuyền hưởng lợi còn là các sân bay... nếu như vượt qua được thử thách tối quan trọng. Đó là giải quyết được sự quá tải, đặc biệt tại các sân bay quốc tế lớn ở các thủ đô, khi ở vài nước ASEAN việc mở rộng hoặc xây dựng sân bay mới không phải là chuyện dễ nói, dễ làm.


Siêu máy bay Airbus A380 của Singapore Airlines cất cánh từ sân bay Zurich ngày 21.3.2012 - Ảnh: Reuters

P. Nguyễn Dũng
(tổng hợp)

>> Bay sang Anh, Vietnam Airlines đổi sân bay qua Heathrow
>> Cạnh tranh ác liệt, hàng không châu Á nặng cánh bay
>> Hàng không dân dụng Mỹ: Trễ chuyến nhiều, lại lãi to
>> Ngành hàng không đóng góp 6 tỉ USD cho GDP Việt Nam
>> Hàng không châu Á gấp rút đào tạo phi công
>> Hãng hàng không đang lấy lòng hành khách châu Á

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.