Thung lũng xanh và câu chuyện làm giàu của người H’Mông

16/05/2018 11:57 GMT+7

Thung lũng xanh ngắt một màu actiso không chỉ đẹp mắt mà nó còn là thung lũng giúp bà con người H’Mông thoát nghèo và làm giàu.

Trong ngôi nhà rộng rãi khang trang ốp gỗ thông thơm nồng gần bên thung lũng actiso, vợ chồng anh chị Má A Câu (ở thôn Má Cha, xã Sa Pả, huyện Sa Pa, Lào Cai) kể chuyện “đổi đời” rất chân thật: “Từ khi trồng thêm actiso thì thu nhập tốt hơn nhiều, có tiền để dành mua xe máy, dựng nhà mới. Trước đây thì chăn nuôi một ít, trồng rau một ít”. Ngôi nhà mà anh chị mới dựng được bài trí rất đẹp: bộ sa lông to rộng vững chãi, quạt điện, xe máy đầy đủ. Ngay cả căn bếp cũng thoáng sạch, tiện nghi. Ngoài sân là bờ tường rào xây bao quanh nhà với cánh cổng sắt ngay ngắn.
“Cây actiso không khó tính đâu, lớn nhanh, lớn khỏe. Nhưng mà phải chăm đúng như cán bộ hướng dẫn; cây không được ngập nước, phải chăm làm cỏ. Lúc thu hoạch phải cắt lá cẩn thận không để dập nát”, anh Má A Câu kể tiếp “câu chuyện actiso” một cách hào hứng dù âm ngữ không thật rõ tiếng Kinh.
Anh Nguyễn Phú Trí, cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Traphaco - người đã nhiều năm gắn bó cùng bà con H’Mông ở Sa Pa trồng actiso xác nhận: “Actiso có sức sống rất mạnh mẽ ở vùng Sa Pa. Bởi hợp đất, hợp người nên hoạt chất làm thuốc của actiso trồng tại đây có chất lượng rất cao, bà con trồng cũng thuận lợi”.
Anh Trí cho biết vào tháng 8 hằng năm là lúc bà con gieo hạt, ươm trồng cây giống actiso. Chỉ sau gieo hạt 2 - 2,5 tháng cây đã bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Sau đó, cứ khoảng 25 - 30 ngày lại cho thu hoạch lứa lá tiếp theo. Vào vụ thu hoạch, những cây actiso cao ngang lưng người với những bẹ lá xanh đậm mập mạp ôm lấy thân cây. “Mỗi gia đình có thể thu hoạch 40 - 60 tấn dược liệu actiso/ha; mỗi năm có khoảng 7 - 8 đợt cắt lá, thu nhập khoảng 200 triệu đồng/ha/năm”, anh Trí cho đáp số về hiệu quả của vụ mùa actiso.
Cánh đồng actiso này đạt chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế thế giới
Cánh đồng actiso này đạt chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế thế giới Thu Trang
Dược liệu và văn hóa thảo dược
Phó tổng giám đốc Công ty Traphaco - ông Nguyễn Huy Văn cho biết Công ty Traphaco đang triển khai dự án “Nghiên cứu, phát triển bền vững nguồn dược liệu Traphaco” (GreenPlan). Sau gần 10 năm triển khai GreenPlan, hiện Traphaco có vùng nguyên liệu trên 36.300 ha, trong đó 36.200 ha vùng thu hái đạt GACP-WHO tại 24 tỉnh thành trên cả nước, do đó 100% nguyên liệu cho sản xuất thuốc được công ty kiểm soát đạt tiêu chuẩn chất lượng.
“Traphaco đang hợp tác với hàng nghìn hộ dân trồng/thu hái dược liệu được kiểm soát theo GACP-WHO. Công ty đem lại thu nhập ổn định cho các hộ dân trồng/thu hái dược liệu ở các địa phương và hơn thế nữa công ty làm giàu cho các hộ dân ở những vùng nguyên liệu nơi công ty đặt chân đến với lợi nhuận từ 8,6 triệu đồng/ha/tháng đến 16,6 triệu đồng/ha/tháng.
Tại Lào Cai, diện tích vùng trồng actiso của Traphaco tại 2 huyện Sa Pa và Bắc Hà đạt 60 ha, với sản lượng 2.200 tấn dược liệu tươi/năm; 80% là người dân tộc ít người trong số khoảng 1.300 người dân tham gia trồng dược liệu.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai rất hào hứng với triển vọng phát triển cây dược liệu ở Sa Pa và các huyện Bắc Hà, Bát Xát của tỉnh Lào Cai. Ông Tuấn cho biết thu nhập từ cây actiso cao gấp 5 lần trồng lúa và gấp 10 lần trồng ngô, mong muốn Công ty Traphaco mở rộng vùng trồng actiso thêm bên cạnh diện tích 60 ha actiso hiện có ở Sa Pa và Bắc Hà.
“Dược liệu không chỉ để ổn định cuộc sống mà còn có thể làm giàu. Trồng dược liệu như actiso sẽ không chỉ là mưu sinh mà phát triển vùng trồng dược liệu bền vững sẽ dần tạo nên nét văn hóa thảo dược tại vùng nguyên liệu”, ông Huy Văn tâm đắc.
Actiso là một trong những dược liệu sản xuất thuốc Boganic của Công ty Traphaco, được Bộ Y tế cấp phép giấy đăng ký lưu hành và chính thức có mặt trên thị trường từ gần 20 năm qua. Boganic chỉ định trong các trường hợp suy giảm chức năng gan, đặc biệt do dùng nhiều bia rượu; giúp tăng cường chức năng gan, giải độc gan. Boganic được sản xuất hoàn toàn từ dược liệu sạch Việt Nam đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc GACP của tổ chức y tế thế giới (WHO). Thuốc Boganic đã lọt vào “Top 10 sản phẩm thương hiệu Việt xuất sắc” trong số 96 doanh nghiệp được trao giải Sản phẩm thương hiệu Việt năm 2018, là thương hiệu đại diện của ngành dược VN vinh dự đạt danh hiệu này. Giải thưởng do Bộ Công thương xét và trao tặng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.