• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Phong cách

Riccardo Tisci rời Givenchy

24/02/2017 10:22 GMT+7

Một sự thay đổi chấn động đang diễn ra trong giới thời trang Pháp. Riccardo Tisci, Giám đốc Sáng tạo Givenchy và là nhà thiết kế chịu trách nhiệm cho chuyện tái định vị thương hiệu kể ông nghỉ làm tại thương hiệu sau 12 năm công tác.

Dịch: Mê Linh

 

Bernard Arnault, giám đốc điều hành LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton, tập đoàn Pháp sở hữu Givenchy, cho biết trong thông cáo báo chí, “chương mà Riccardo Tisci viết cho Givenchy đại diện cho cái nhìn vượt ngoài mong đợi nhằm duy trì thành công liên tục của nó, và tôi muốn chân thành cám ơn sự đóng góp hết mình của ông ấy”.

 

nike-riccardo-tisci-interview-03

Ngày 2/2/2017, nhà thiết kế Riccardo Tisci tuyên bố ông nghỉ làm việc tại Givenchy sau 12 năm gắn bó.

 

Câu chuyện đã nhàm

Các nhà thiết kế nhảy việc trở nên quá phổ biến trong thời gian gần đây. Chuyện này bắt đầu có vẻ gây nhàm chán hơn là tạo sự quan trọng. (Một danh sách ngắn của những người ra đi kể từ năm 2015, bao gồm Raf Simons thuộc Dior, Hedi Slimane thuộc Saint Laurent, Alber Elbaz thuộc Lanvin, Alexander Wang thuộc Balenciaga, Consuelo Castiglioni thuộc Marni và gần đây nhất là Clare Waight Keller thuộc Chloé). Nhưng cuộc ly dị êm thắm của ông Tisci với Givenchy, những tin đồn mà báo WWD đăng hồi tháng 1 vừa qua, có thể là do những hậu quả sâu xa hơn.

Xét cho cùng, ông Tisci, không chỉ chuyển đổi Givenchy thành một trong những thương hiệu thành công nhất của LVMH, mà còn thường xuyên được xem là ví dụ điển hình cho chuyện cộng tác giữa nhà thiết kế trẻ có kỹ năng và di sản của nhà thời trang. Ông sẵn sàng đặt dấu chấm hết đối với những thứ có vẻ là một cuộc hôn nhân hạnh phúc chứng minh rằng những ngày xưa của những nhà thiết kế làm việc tại một nơi trong nhiều thập kỷ (Karl Lagerfeld làm việc tại Chanel từ năm 1983) có thể cuối cùng cũng đã qua thời, một cách chính thức.   Linda Fargo, phó chủ tịch cấp cao phụ trách lĩnh vực thời trang và trang trí cửa hàng tại trung  tâm thương mại Bergdorf Goodman, giải thích, “Tôi đoán sự mất ổn định là bình thường mới (new normal)”.

Khi ông Tisci về Givenchy năm 2005, thương hiệu loạng choạng sau khi được điều hành bởi hàng loạt giám đốc sáng tạo được thay thế nhanh chóng, trong đó có John Galliano, Alexander McQueen và Julien Macdonald. Trong một bài phỏng vấn với báo Financial Times năm 2011, Marco Gobbetti, cựu giám đốc điều hành Givenchy, trần tình thương hiệu là “một mớ lộn xộn, không có bản sắc”. Và ông Tisci là một “tân binh” người Ý 30 tuổi am hiểu thời trang gothic người vừa mới bắt tay xây dựng dòng hàng của riêng mình.    

Đó dường như là một cuộc đấu đầy ngạc nhiên, nhưng ông Tisci quyết định kết hợp sự hiểu biết sâu sắc của mình với chủ nghĩa cổ điển Pháp và cảm xúc để đem đến cho Givenchy một sự thích hợp mới: Ông làm những cây thánh giá, đầu lâu và áo trắng hoàn hảo có ý nghĩa.    

Ông Tisci cũng là người nhận biết sớm về truyền thông xã hội, hiểu rõ sức mạnh của những sân chơi đó và những người có tầm ảnh hưởng đối với thời trang. Ông có 1.8 triệu lượt theo dõi trên Instagram, và nhiều bạn bè nổi tiếng thường xuyên xuất hiện trong những lần đăng bài của ông như khi họ xuất hiện trên hàng ghế đầu tiên của các chương trình biểu diễn thời trang của ông.

LVMH, cũng sở hữu các thương hiệu như Louis Vuitton, Céline và Fendi trong danh mục đầu tư của mình, không phân tích kết quả hoạt động tài chính của từng nhà thời trang. Nhưng số nhân viên tại Givenchy tăng gấp 3 kể từ khi ông Tisci về làm việc từ năm 2005, và doanh thu bán hàng tăng trưởng khoảng 500 triệu euro (539 triệu USD) hàng năm. Giờ đây, Givenchy có 72 cửa hàng riêng lẻ trên toàn thế giới (so với 7 cửa hàng vào năm 2005), cùng với một cửa hàng kiểu mẫu ở Rome sẽ mở cửa trong năm nay, và lên kế hoạch mở cửa hàng mới ở London trong năm sau. Hồi cuối tháng 1 vừa qua, LVMH, tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới, đã công bố doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong năm 2016, xóa tan những kỳ vọng vì doanh số mạnh ở Mỹ và châu Âu và sự hồi phục nhu cầu ở châu Á.  “Riccardo làm mọi thứ mà một nhà thiết kế có thể làm cho thương hiệu, hoàn thành một nhiệm kỳ rất vẻ vang và tạo nên một ngôn ngữ hoàn toàn rõ ràng cho họ”, bà Fargo tuyên bố.

 

cao cap givenchy-spring-summer-haute-couture-2012h

 

cao cap givenchy-spring-summer-haute-couture-2012u

Bộ sưu tập thời trang cao cấp mùa xuân hè 2012 của nhà thời trang Pháp Givenchy do Riccardo Tisci thực hiện.

 

Sao lại ra đi?

Ông Tisci nêu trong thông cáo báo chí của mình, “Giờ đây, tôi muốn tập trung vào những mối quan tâm và đam mê riêng”. Nhưng những tin đồn cho thấy có thể ông chuyển đến Versace. Điều đó có nghĩa là ông sẽ trở về quê nhà ở Ý, và chuyển đến một thương hiệu mang đậm chất Ý và gu thẩm mỹ của người phụ nữ quyền lực Donatella Versace phản ánh gu thẩm mỹ của chính ông. Ông Tisci rất thân với bà Donatella Versace (ông gây sốc giới thời trang năm 2015 khi mời bà Versace tham gia, ít nhất trên danh nghĩa một nhà thiết kế đối thủ, trong một chiến dịch quảng cáo của Givenchy).

Bên cạnh đó, ý kiến, được ưa thích trong một thời gian ngắn trong ngành công nghiệp, rằng một nhà thiết kế cần thời gian nghỉ giải lao khi các chương trình thời trang ngày càng nhiều, điều này đã được khẳng định khi ông Simons và bà Waight Keller rời bỏ vị trí của họ, có vẻ giống như hỏa mù. Sau Dior, ông Simons nhận một công việc thậm chí hoành tráng hơn tại Calvin Klein, và bà Waight Keller được cho là sẽ chuyển sang một thương hiệu khác (Givenchy?).  Có lẽ đây là câu trả lời. Ngày trước, tên của một nhà thiết kế được đặt trên cửa, và tâm sức của ông ấy hoặc cô ấy dành cho việc xây dựng danh tiếng. Giờ đây chuyện đó trở nên hiếm vì bất cứ giám đốc sáng tạo nào cũng có dòng hàng của riêng họ. Đúng hơn là, những công việc hoành tráng nhất đòi hỏi việc dốc toàn bộ tài năng của họ để phụng sự tên tuổi vốn đã lừng lẫy của người nào đó. Điều đó có thể là thách thức trí tuệ thú vị và sáng tạo trong một thời gian dài, nhưng một khi đã đạt được, nó không còn giữ được hào quang y chang như vậy, và việc tìm kiếm phương thức thử nghiệm tiếp theo lại bắt đầu.

“Điều này chứng minh rất rõ là nhiều người sẽ thay đổi và phát triển, cả các nhà thiết kế lẫn thương hiệu đều muốn vận động không ngừng”, Marc Metrick, chủ tịch trung tâm thương mại Saks Fifth Avenue, nói.

Chúng tôi có khuynh hướng lãng mạn hóa “các nhà thiết kế” và dành cho họ một số sự kết nối huyền bí, thiêng liêng với các nhà thời trang nơi mà họ nắm quyền, có thể vì những gì mà họ tạo nên cảm xúc cho cơ thể chúng ta và vì thế có thể làm thay đổi cuộc sống của chúng ta, có thể vì nó đòi hỏi sự biến đổi của sự sáng tạo hoặc vì các nhà thiết kế trong thời đại ngày nay cảm nhận được sức hút mãnh liệt của ngôi sao khi mặc trang phục của họ. Nhưng chuyện ra đi của ông Tisci cho thấy – tất cả những chuyện này có thể tiết lộ - sự thật khác hạn chế hơn: Nhà thiết kế là một việc cũng như bao việc. Và người ta nhảy việc.

 

Top
Top