• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Nhận biết sớm bệnh tim

21/04/2016 08:15 GMT+7

Không hiếm người đến tận tuổi 50, trải qua nhiều lần “vượt cạn” mới biết mình bị tim bẩm sinh. Không may mắn như thế, nhiều người mắc bệnh tim kịch phát dẫn đến tủ vong mà chưa một lần đi khám chuyên khoa tim mạch.

 Bài: Trần Lệ Thủy

  heart disease in women

 

Nếu sớm nhận biết những chỉ dấu của bệnh, ít nhất bạn có thể chủ động và biết cách chung sống hòa bình với nó.

 

Những dấu hiệu nào có thể cho biết cơ thể mình có vấn đề về tim mạch?”

Bảo Anh - Đồng Nai

Theo PGS TS BS Phạm Nguyễn Vinh, Nguyên Phó GĐ Viện Tim TP.HCM có những dấu hiệu mơ hồ, đôi khi có vẻ “không liên quan” tới hệ tuần hoàn lại là những chỉ dấu của bệnh lý tim mạch. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh tim mà người bị cảm nhận rõ đó chính là đau vùng trái hay giữa ngực. Triệu chứng này xuất hiện thường do thiểu năng động mạch vành khiến chúng không vận chuyển đủ máu nuôi các cơ tim. Lúc này các cơ tim sẽ kích thích các đầu dây thần kinh gây cảm giác đau vùng trước ngực. Đôi lúc, cảm giác chỉ như hơi nặng phần ngực hoặc hơi ran ran phía vai trái. Triệu chứng này có thể biến mất nếu nghỉ ngơi một lúc.

 

2-relationship

 

Tôi thường thấy đau vai và tay trái, mọi người bảo bị bệnh về cơ xương, nhưng khi đi khám, mới biết đó là dấu hiệu của bệnh tim?

Nhật Phương - Huế

Đúng! Triệu chứng này dễ gây nhầm lẫn với các bệnh về cơ xương, khớp. Đôi khi cảm giác đau, râm ran lan xuống cả cánh tay, ngón tay, vùng cổ, cả hai bên bả vai. Càng để lâu triệu chứng càng diễn tiến với tần suất và cường độ tăng dần. Ngoài ra cơ thể bị khó thở khi gắng sức cũng là triệu chứng nhận diện về bệnh tim. Suy tim, nhồi máu cơ tim có thể khiến bạn có cảm giác hết hơi, ngột ngạt, thở nhanh và nóng, đôi khi phải vùng ngồi dậy để thở. Bệnh tim còn gây khó thở kéo dài, lúc đầu chỉ rõ rệt khi gắng sức, sau đó gặp thường xuyên hơn. Tùy tình trạng suy tim mà bệnh nhân khó thở ít hoặc nhiều, không có cơn kịch phát hoặc khó thờ thường xuyên, ngồi cũng khó thở.

 

rd 11 15 heart

 

Ho khan, ho ra máu

Trong hội chứng tim mạch, máu ở phổi do không kịp về tim, tắc lại ở phổi làm giảm chức năng trao đổi khí của cơ thể. Máu ứ gây hiện tượng tăng tiết dịch trong phế quản, phế nang làm các nhung mao đường hô hấp chuyển động mạnh tạo thành phản xạ ho. Máu bị ứ ở tĩnh mạch khí quản và các tế bào ở mạch máu phế nang bị tổn thương còn có thể gây hiện tượng ho ra máu hoặc bọt có màu hồng.

 

man-coughs-and-holds-chest

 

Hay mệt mỏi

Mỗi khi có một hoạt động gắng sức như chơi thể thao, chạy bộ lên dốc dễ gặp hiện tượng chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi do tim không cung cấp đủ máu giàu ô xy đến các cơ quan trong cơ thể.

 

How-To-Get-Rid-Of-A-Dry-And-Bad-Cough-Fast

 

Cảm thấy hồi hộp

Tim thỉnh thoảng đánh trống dồn dập, nhanh hơn bình thường và hay xuất hiện khi tham gia các hoạt động gắng sức. Người bệnh có thể thấy hơi tức nhẹ ở vùng ngực trái, khó thở. Ngoài ra, đau vùng thượng vị (vùng trên rốn, dưới xương ức), ngất xỉu đột ngột cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim. Bất cứ ở độ tuổi nào, khi đã bị ngất xỉu một lần, nên đi khám chuyên khoa tim mạch.

Nếu vẫn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường như cũ mà tự nhiên bị sút cân thì có thể bạn đã mắc một căn bệnh ác tính. Nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết như bệnh tuyến giáp trạng trầm cảm hay tiểu đường, hoặc nếu tăng cân đột ngột thì có thể do bị tích lũy quá nhiều dịch trong cơ thể khiến bạn bị phù. Tốt nhất là đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.

 

iStock 000023106720 Full

 

 

 

 

 

Top
Top